Trong rất nhiều thế mạnh góp phần tạo nên một hệ sinh thái startup Silicon Valley hoàn hảo, không thể không kể đến thị trường vốn mạo hiểm cạnh tranh, nguồn “máu” nuôi dưỡng các startup non trẻ, đôi khi biến những ý tưởng nhiều khi được coi là “điên rồ” trở thành những “kỳ lân công nghệ”.
Vốn mạo hiểm hoạt động như thế nào
Vốn mạo hiểm dựa trên ý tưởng về việc các khoản đầu tư vào các công ty giai đoạn đầu có thể tạo ra đủ lãi vốn để các nhà đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm nhận được lợi nhuận đáng kể. Vì cổ phần của các nhà đầu tư mạo hiểm trong các startup ở dạng vốn sở hữu, nên họ sẽ chịu nguy cơ rủi ro. Khoản ngân hàng cho vay thông thường không được hưởng các khoản lãi vốn, trong khi đó, các nhà đầu tư mạo hiểm lại có thể được hưởng các khoản lãi vốn lớn.
Do phần lớn các khoản đầu tư có nguy cơ thất bại, nên các nhà đầu tư mạo hiểm thường yêu cầu tham gia vào việc quản lý các khoản đầu tư của công ty. Họ thường đại diện cho hội đồng quản trị của công ty, đôi khi trở thành chủ tịch công ty. Bằng cách chủ động (hoặc bắt buộc) đưa mạng lưới nhân sự của họ vào những công ty khởi nghiệp mà họ đã đầu tư, những nhà đầu tư mạo hiểm thành công có thể tích cực giúp các công ty khởi nghiệp phát triển.
Các khoản đầu tư vốn mạo hiểm “thắng đậm” nhất thường là các khoản đầu tư có tiềm năng tăng trưởng bất ngờ và không được các nhà đầu tư khác dự đoán. Nếu việc định giá là chính xác, thì sau nhà đầu tư sẽ thu được lợi lớn nhờ giá trị trên thị trường tài chính. Chính nhờ bản chất tiên đoán được tương lai bất ngờ này mà từ đó các nhà đầu tư mạo hiểm có thể thu được những khoản lợi tăng kếch xù. Những hình thức phát triển khác của vốn mạo hiểm là mua bán và sáp nhập M&A hay các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Các nhà đầu tư mạo thông thường phải trả 2 đến 3% tổng số vốn đầu tư làm phí quản lý và được nhận khoảng 20% lãi vốn.
Đầu tư vốn mạo hiểm thường được chia thành các giai đoạn. Ngày nay, các nhà đầu tư mạo hiểm thường chuyên đầu tư vào một giai đoạn cụ thể. Vòng tài trợ đầu tiên cho startup thường là từ các nhà đầu tư giàu có được gọi là “thiên thần.” Giai đoạn đầu tư đầu tư mạo hiểm sớm nhất, được gọi là tài trợ hạt giống, thường là vào giai đoạn khởi nghiệp và đưa công ty đi vào vận hành. Theo mô hình của Hiệp hội Vốn mạo hiểm quốc gia Mỹ, sau đó sẽ là các khoản đầu tư ban đầu, trưởng thành, mở rộng và giai đoạn sau. Các giai đoạn kế tiếp tài trợ hạt giống, trong đó cổ phiếu ưu đãi được cấp cho các nhà đầu tư mạo hiểm thường được gọi là Series A, B, C, v.v.
Không có gì ngạc nhiên khi tài trợ hạt giống là số vốn góp nhỏ nhất, do các startup cũng không cần quá nhiều vốn trong giai đoạn đầu. Đặc biệt với sự ra đời của điện toán đám mây, các công ty khởi nghiệp không còn cần các khoản đầu tư ban đầu vào các trung tâm dữ liệu hoặc các công cụ phần mềm đắt tiền nữa - các tài nguyên tính toán như các năng lực xử lý, lưu trữ và kết nối dữ liệu đã có sẵn dưới dạng các dịch vụ dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Các công cụ phần mềm mạnh cũng có sẵn dưới dạng dịch vụ, cho phép các công ty khởi nghiệp giảm triệt để chi phí cho phần mềm và máy tính (bao gồm chi phí cho các chuyên gia kỹ thuật chỉ để quản lý hệ thống máy tính).
Tài trợ giai đoạn đầu đã phát triển mạnh cùng với sự xuất hiện của các “trung tâm tăng tốc khởi nghiệp” startup, trước đây thường được gọi là vườn ươm. Những trung tâm tăng tốc Silicon Valley nổi tiếng và thành công nhất là Y Combinator được thành lập năm 2005, với các công ty thành công nổi bật nhất bao gồm AirBnB, Dropbox và công ty thanh toán trực tuyến Script. Y Combinator đòi phần sở hữu vốn tương đối nhỏ khi cấp tài trợ đầu và một chương trình tư vấn chuyên sâu tập hợp các công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn từ khắp nơi trên thế giới đến Thung lũng Silicon.
Chủ tịch Y Combinator Sam Altman. Nguồn: CNBC
Chương trình này cung cấp tư vấn, cố vấn và tạo ra môi trường hoàn hảo cho các doanh nhân để chỉ tập trung vào khởi nghiệp. Thành công của Y Combinator đã giúp phát triển rất nhiều vườn ươm và trung tâm tăng tốc, gồm nhiều cơ sở có sự hiện diện của hàng trăm startup. Tính đến năm 2014, Y Combinator nhận được hàng nghìn đơn của các doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới, sau đó họ chọn ra còn khoảng 400 đội, được đưa tới Y Combinator và được phỏng vấn trong 10 phút. Trong số này, chỉ có khoảng 100 được chọn.
Tài trợ vốn mạo hiểm giai đoạn mở rộng và giai đoạn sau cần những khoản đầu tư lớn cho một số ít các công ty thành công trong giai đoạn này. Các công ty vốn mạo hiểm lớn, gồm nhiều công ty đầu tư mạo hiểm hợp doanh, là những “tay chơi” chính trong giai đoạn này. Mặc dù tăng trưởng tiềm năng bị hạn chế hơn so với đầu tư giai đoạn đầu, nhưng các doanh nghiệp đầu tư vào các đoạn sau ít chịu nguy cơ thất bại.
Một nhà đầu tư mạo hiểm giai đoạn sau điển hình sẽ đến ngày hội “Demo day” của các trung tâm tăng tốc ví dụ như Y Combinator, tại đó các startup giới thiệu doanh nghiệp của họ với các nhà đầu tư tiềm năng. Sau đó, các nhà đầu tư mạo hiểm giai đoạn sau sẽ tiến hành phân tích riêng và tham gia vào các cuộc tranh luận nội bộ gay gắt giữa các đối tác để lựa chọn một vài startup trong số đó để đầu tư. Tại một số công ty vốn mạo hiểm, các đối tác hạn hữu hạn đầu tư vào công ty sẽ có quyền ngồi tại bàn để lên tiếng trong các quyết định đầu tư.
Các nhà đầu tư vào các công ty vốn mạo hiểm là ai? Các quỹ hưu trí lớn và các tập đoàn thường có xu hướng trở thành nhà đầu tư chính. Ngoài ra còn có các công ty vốn mạo hiểm có hình thức pháp lý dưới dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn và các nhà đầu tư là các đối tác hữu hạn.