Đại dịch virus corona có thể quét sạch quần thể tinh tinh, khỉ đột và đười ươi, các nhà khoa học hàng đầu cảnh báo.

Các "họ hàng gần nhất" của chúng ta chia sẻ khoảng 98% DNA của con người, dễ bị lây các bệnh về đường hô hấp ở người.

Họ khỉ đột Bagenitrong khu vực khỉ đột của Vườn quốc gia Virunga.

Ngay cả các mầm bệnh chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ ở người cũng đã từng gây tử vong cho loài vượn lớn.

Không có loài vượn lớn nào được xác nhận là đã nhiễm Covid-19, vì vậy chúng ta vẫn chưa biết tác động thực sự của bệnh này đối với các loài vượn lớn. Nhưng nhiều loài trong số này vốn đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, vì vậy các nhà nghiên cứu cho biết cần xem xét việc đóng cửa các vườn quốc gia, khu bảo tồn và vườn thú để hạn chế nguy cơ.

Nghiên cứu năm 2008 đã cung cấp bằng chứng trực tiếp đầu tiên về sự lây truyền virus từ người sang vượn hoang dã. Kể từ đó, các loại virus đường hô hấp phổ biến ở người đã gây ra các đợt bùng phát nghiêm trọng ở các loài vượn lớn có tiếp xúc gần với con người. Năm 2016, các nhà khoa học đã báo cáo việc một loại virus corona ở người lây sang tinh tinh hoang dã trong Công viên Quốc gia Taï ở Bờ Biển Ngà.

Một số nơi đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa bảo vệ các loài vượn lớn bằng cách đóng cửa, như Trung tâm Phục hồi chức năng Sepilok ở đảo Borneo, Malaysia hay các công viên quốc gia ở Congo và Rwanda .

Hướng dẫn mới nhất của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cho biết khoảng cách giữa con người và loài vượn lớn nên tăng từ 7m lên 10m. Tổ chức này cũng nói rằng, những người bị bệnh hoặc người từng tiếp xúc với người bệnh trong 14 ngày trước đó, không được phép đến thăm những con vượn lớn.

Một báo cáo cho thấy 60% trong số hơn 500 loài linh trưởng trên toàn thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, và 75% bị suy giảm số lượng. Chỉ duy nhất khỉ đột núi có số lượng cá thể đang tăng lên, với khoảng 1.000 con hiện đang sống ở Cộng hòa Dân chủ Congo và Uganda, nhưng đây vẫn là loài đang trong trạng thái có nguy cơ tuyệt chủng.

Nguồn: