Việt Nam là một trong 30 nước có "nguy cơ cực đoan” do biến đổi khí hậu.
Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu.
Từ năm 1990 đến năm 2012, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 457 người, phá hủy hơn 96.000 ngôi nhà, thiệt hại tương đương 1,3% GDP mỗi năm.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam”.
Dự án do Quỹ Khí hậu xanh (GCF) viện trợ không hoàn lại với tổng mức đầu tư 41,79 triệu USD thông qua Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP).
Dự án sẽ được triển khai tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước, gồm: Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam và Cà Mau. Thời gian triển khai từ năm 2017 đến năm 2021.
Mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực chống chịu với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra tại các cộng đồng dân cư ven biển dễ bị tổn thương tại Việt Nam
Trước đó, tại hội thảo công bố Dự án vào ngày 26/6, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết, Việt Nam là một trong 30 nước “có nguy cơ cực đoan” do biến đổi khí hậu. Từ năm 1990 đến năm 2012, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 457 người, phá hủy hơn 96.000 ngôi nhà, tổng thiệt hại tương đương 1,3% GDP mỗi năm.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương, kể từ bờ biển dọc theo chiều dài cả nước có hơn 500.000 người sống trong phạm vi 200m. Đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất do ở trong các ngôi nhà không an toàn ở ven biển. Tỉ lệ người nghèo tại các khu vực này chiếm đến 23%, cao gấp hai lần tỉ lệ trung bình của cả nước màmột trong những nguyên nhân chính là do những thiệt hại liên quan đếnthiên tai.
Theo Khám Phá