Tại hội thảo “Nhu cầu đào tạo nghề công tác xã hội cho người khiếm thị" trên địa bàn TP. Hà Nội có một nhân vật khá đặc biệt đó là “Cô robot” VIEbot do các nhà khoa học Việt Nam chế tạo.

VIEbot do các nhà khoa học Việt Nam chế tạo

VIEbot là một sản phẩm của VIELINA (Viện nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa, Bộ Công thương) nghiên cứu và phát triển.

VIEbot cao 1m70 mang giới tính nữ, có thể di chuyển và được lập trình để làm công tác quảng cáo truyền thông cho hội người khiếm thị. Sự xuất hiện của VIEbot được kì vọng sẽ mang lại nhiều đổi mới trong công tác xã hội cho người khuyết tật.

Chia sẻ ngoài lề hội thảo nói trên, ông Nguyễn Chấn Hùng, Phó Giám đốc VIELINA cho biết, dự án VIEbot xuất phát từ dự án nghiên cứu về hệ thống quảng cáo tương tác thông minh từ trước đó.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng, hệ thống quảng cáo sẽ nhận dạng được người xem dựa vào các thông tin nhận dạng để đưa ra các thông tin phù hợp với người xem. Nếu hệ thống thông minh kể trên có thể phát triển thành robot dạng người sẽ thể mang lại hiệu quả gấp bội. Do đó, nhóm 6 nhà khoa học đã nghiên cứu đểphát triển hệ thống trênthành robot dạng người theo nguồn kinh phí của Bộ Công thương. VIEbot đã hình thành sau 2 năm nghiên cứu và chế tạo.

"Với sự xuất hiện VIEbot tại hội thảo này, chúng tôi muốn cho cộng đồng thấy rằng, công nghệ có thể hỗ trợ người khiếm thị ở những việc gì? Chúng tôi đã làm việc với hội người khiếm thị nhất là trường dạy nghề và tìm hiểu những nhu cầu rất cụ thể của họ, từ đó lấy ra các công nghệ cần thiết nhất và chế tạo ra những sản phẩm chuyên dụng cho người khiếm thị”, ông Hùng chia sẻ thêm.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ mở rộng hoạt động để mang lại sản phẩm có hiệu quả ứng dụng rộng rãi cho xã hội. Trong đó, sản phẩm tiếp theo mà nhóm này muốn chế tạo ra một chiếc gậy dò đường có khả năng nhìn xung quanh các vật thể nhận dạng vật thể và thông báo cho người sử dụng để tránh vật cản đồng thời có khả năngđịnh vị để những người khuyết tậtcó thể tự đi lại mà không cần người hỗ trợ như hiện nay.