Trái đất vốn không thể yên ổn nếu như hàng trăm nghìn thiên thạch ngoài vũ trụ một ngày nào đó vẫn còn đe dọa chúng ta.
Trong quá khứ, thiên thạch khổng lồ đã là tác nhân gây nên sự tuyệt chủng của loài khủng long. Một kết quả dành cho con người cũng sẽ tương tự như vậy nếu như một thiên thạch tầm cỡ lao vào địa cầu.
Thiên thạch là mối đe dọa khó lường nhất đối với hành tinh của chúng ta.
Gần đây, một thống kê từ NASA đã cho thấy có tới hơn 30.000 thiên thạch đang trôi nổi gần Trái đất, trong đó có 1.600 thiên thạch có nguy cơ đe dọa rất cao.
Theo Nahum Melamed, quản lý dự án tại tập đoàn Aerospace, một thiên thạch chỉ cần có đường kính vài km cũng đủ gây nên diệt chủng toàn cầu, bởi tác động của chúng là vô cùng lớn khi làm chấn động các mảng kiến tạo, gây ra sóng thần và biến đổi khí hậu.
Với hậu quả không lường trước như vậy các nhà khoa học của NASA ngay từ lúc này đã tiến hành lên kế hoạch giải cứu loài người.
Tính đến tháng 10/2015, NASA đã và đang theo dõi 875 thiên thạch. Trong số những thiên thạch khổng lồ, khoảng 163 có tiềm năng đâm vào Trái đất vì chúng có quỹ đạo trùng với địa cầu.
Thực tế khả năng quan sát của chúng ta cũng còn hạn chế, như trong tháng 10/2015, các khoa học gia phát hiện ra một thiên thạch với đường kính khoảng 400m chỉ 2 tuần trước khi nó lướt qua Trái đất.
Hoặc như năm 2012, một thiên thạch với đường kính chỉ 19m đã đâm xuống Trái đất mà không nhà khoa học nào phát hiện thấy.
Thiên thạch đã làm rực sáng cả một góc trời vùng Chelyabinsk (Nga), trước khi vỡ vụn và làm bị thương hơn 1200 người.
Tên lửa làm chệch hướng thiên thạch là phương án tối ưu nhất của loài người lúc này.
Chính vì thế Melamed cho rằng chúng ta cần có phương án khác nhằm xác định các mối nguy ngoài Trái đất sớm hơn.
Trước mắt đài quan sát của NASA sẽ liên tục theo dõi những vật thể có khả năng tiếp cận Trái đất ở khoảng cách gần.
Tuy nhiên, sự thực thì NASA vẫn chưa tìm ra cách nào khả thi nhất để chống lại các thiên thể tấn công chúng ta.
Cho đến lúc này phương án được đưa ra nhiều nhất đó là làm chệch hướng hoặc cần thiết phải phá hủy thiên thạch khi quá muộn.
Để làm chệch hướng, Melamed cho biết chúng ta sẽ phải phóng một tên lửa không người lái hạng nặng, tác động đến đường đi của thiên thạch.
Nếu phát hiện quá muộn, thiên thạch sẽ kết thúc sớm nền văn mình của loài người.
Hoặc nếu có thể phát hiện ra thiên thạch nguy hiểm từ trước đó vài năm, ta có thể sử dụng lực hấp dẫn từ vệ tinh hoặc tàu vũ trụ nhằm kéo thiên thạch đi chệch hướng.
Nhưng nếu quá nguy cấp, chúng ta sẽ bược phải dùng đến tên lửa hạt nhân. Trong trường hợp phát hiện quá muộn, không kịp làm chệch hướng thiên thạch nữa, một tên lửa hạt nhân hạng nặng sẽ được phóng lên nhằm phá hủy nó.
Hệ quả từ phương pháp này vẫn còn đang gây tranh cãi. Một số người cho rằng thiên thạch lớn sẽ vỡ nát, tạo thành các thiên thể nhỏ hơn và phát tán trên khắp bề mặt trái đất.
Mặc dù vậy, chưa có một lần thử nghiệm chính thức nào để kiểm nghiệm hiệu quả thực sự trong số các phương án trên. Nhưng thực sự bản thân các nhà khoa học và chính chúng ta cũng hề mong muốn phải sử dụng nó trong tương lai.