Hiện nay, mật độ năng lượng trên pin lithium-ion chỉ bằng khoảng một phần mười của nhiên liệu máy bay phản lực, nghĩa là thay vì có thể bay từ thành phố New York đến Hồng Kông (hơn 8000 dặm, tức 12.800 km) chỉ bằng một bình xăng đơn.
Mẫu concept N3-X, máy bay lai sử dụng động cơ chạy bằng máy phát điện tua bin khí.
Mật độ năng lượng của pin là vấn đề phải cân nhắc đặc biệt khi nghĩ đến việc phát triển thiết bị bay chạy điện. Hiện nay, mật độ năng lượng trên pin lithium-ion chỉ bằng khoảng một phần mười của nhiên liệu máy bay phản lực, nghĩa là thay vì có thể bay từ thành phố New York đến Hồng Kông (hơn 8000 dặm, tức 12.800 km) chỉ bằng một bình xăng đơn, một chiếc Boeing 787 sử dụng pin thậm chí còn không thể bay tới Chicago (gần 800 dặm, tương đương 1200 km). Tuy nhiên như vậy không hẳn là hết hy vọng.
Theo Viswanathan - kỹ sư ĐH Carnegie Mellon và là một chuyên gia về phương tiện giao thông chạy điện - ý tưởng về máy bay điện sẽ mang đến nhiều cơ hội cho các kỹ sư để san lấp khoảng cách đó, chẳng hạn dựa trên các động cơ và thiết kế hiệu quả hơn, chỉ phù hợp với mô hình chạy điện. Các nhà khoa học cũng đang cố gắng tìm cách làm tăng mật độ năng lượng của pin cho máy bay điện trong tương lai.
Một ứng viên rất hứa hẹn là loại pin lithium không khí – tận dụng quá trình oxy hóa của lithium trong chu trình xả, và về mặt lý thuyết có thể chứa năng lượng gần như tương đương với nhiên liệu của máy bay phản lực. Vì thế, Viswanathan tin rằng pin lithium không khí sẽ là một giải pháp hoàn hảo cho máy bay điện.
Nhật Phạm Theo Inside science