Từ trường của hành tinh xanh, nơi loài người đang sinh sống một lần nữa đang "nghịch ngợm". Điều này khiến các nhà nghiên cứu địa chất đau đầu vì không thể lý giải được.
Các cực từ Trái Đất có thể đi "lang thang" vài km mỗi năm. Tuy nhiên, sự di chuyển của cực Bắc từ đã trở nên ngày càng "xa lạ" trong những năm gần đây. Cực Bắc từ tính dường như đang ngày càng tuột khỏi Canada và hướng về Siberia với tốc độ thất thường, báo cáo trên Nature cho biết.
Vị trí của cực từ phía Bắc dường như bị chi phối bởi hai mảng từ trường quy mô lớn, một bên dưới Canada và một bên dưới Siberia, một nhà nghiên cứu địa kỹ thuật tại Đại học Leeds ở Anh cho biết tại cuộc họp của Liên minh Địa Vật lý tại Mỹ mới nhất.
Thông thường, sứ sau 5 năm, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) lại vạch ra từ trường Trái Đất đã có những biến đổi như thế nào trong bản đồ Mô hình Từ tính Thế giới (WMM).
Sản phẩm đã được xuất bản lần cuối vào năm 2015, với phiên bản tiếp theo được lên kế hoạch cho năm 2020, nhưng với những thay đổi kì dị của các cự từ mới nhất đã buộc các nhà khoa học phải sửa đổi bản đồ sớm hơn dự đoán.
Phần lớn các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ tại sao từ trường bên dưới Canada dường như suy yếu theo một cách kỳ lạ như vậy.
Từ trường là trung tâm của nhiều hình thức điều hướng trên Trái Đất. Rõ ràng nhất, một la bàn phụ thuộc vào từ trường. Các hệ thống điều hướng tiên tiến hơn cũng sử dụng từ trường như một ổ đỡ.
Các nhà khoa học biết Trái Đất có thể trải qua một hiện tượng gọi là "đảo ngược cực từ", trong đó các cực từ sẽ tự chuyển đổi theo nghĩa đen. Lần cuối cùng xảy ra là 781.000 năm trước. Nó được cho là xảy ra cứ sau 20.000-30.000 năm trong 20 triệu năm mặc dù cũng có những ngoại lệ.
Theo Dantri