Trong một thí nghiệm đột phá mới đây, các nhà vật lý lượng tử tại Đại học Otago (New Zealand) đã lần đầu tiên tìm ra phương pháp nắm giữ từng nguyên tử, ở cố định tại nguyên vị trí của nó.
Thành quả này, theo nhóm nghiên cứu, có thể mở đường cho sự ra đời của những công nghệ thao tác mới ở cấp độ nguyên tử. Chẳng hạn, chúng ta sẽ tìm được cách “nhồi” thêm nhiều sức mạnh tính toán lên các vi mạch có kích thước còn nhỏ hơn nhiều so với hiện nay.
Thậm chí các tác giả còn đã quan sát thấy hai trong số ba nguyên tử tương tác va chạm với nhau để tạo thành phân tử – điều trước kia gần như là không thể. Họ đã vô cùng kinh ngạc khi phát hiện những sai số so với nhiều thí nghiệm và tính toán trước đó.
“Nhờ đạt được khả năng thao tác ở cấp độ nhỏ như vậy, chúng ta giờ đây đã hiểu biết hơn về cách các nguyên tử tương tác với nhau,” nghiên cứu sinh hậu tiến sỹ Marvin Weyland – tác giả chính của bài báo – phát biểu trong thông cáo báo chí hôm 18/02. “Cùng với sự phát triển theo thời gian, kỹ thuật này hứa hẹn sẽ mang đến một cách thức mới giúp hình thành và kiểm soát các phân tử riêng biệt trong những hợp chất cụ thể.” Tuy nhiên, nhiệm vụ này cũng đòi hỏi nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại.
“Nguyên lý căn bản ở đây dựa trên phương pháp 'bẫy' và 'làm nguội' các nguyên tử đến nhiệt độ chỉ còn khoảng một phần triệu độ Kelvin, nhờ sử dụng chùm tia laser cường độ cao trong buồng di tản siêu chân không – có kích thước chỉ bằng chiếc máy nướng bánh mì,” Miken Andersen – đồng tác giả bài báo công bố trên Phys Review Letters – lý giải.
Nguồn:
Hải Đăng (theo