Những biến động vật chất ở lớp vỏ bụi xung ngôi sao V339 Delphini vừa được cộng bố, gây chú ý lớn trong cộng đồng thiên văn.
Theo đó, sao V339 Delphini hoặc Nova Delphini 2013 ( PNV J20233073 + 2.046.041 )là một ngôi sao dạng nova rất sáng nằm trong chòm sao Delphinus. Nó được phát hiện vào ngày 14/8/2013 bởi nhà thiên văn nghiệp dư Koichi Itagaki tại Nhật Bản.
Mới đây, một nhóm các nhà thiên văn học do Aneurin Evans thuộc Đại học Keele, Anh dẫn đầu đã quan sát V339 Delphini và bất ngờ phát hiện ra một hiện tượng lạ quanh lớp vỏ bụi vật chất của ngôi sao này.
Cụ thể, khi ngôi sao này nóng lên, phát sáng mãnh liệt ở nhiệt độ cực điểm 1206,850℃ thì nhiều hạt bụi, chủ yếu là bụi graphitic bất ngờ tan ra, phá vỡ hệ thống liên kết và bay phủ lơ lửng thành các vòng bụi bồng bềnh.
Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân của hiện tượng này là do nhiệt độ ngôi sao này nóng lên đã gây ra hiện tượng ứng suất tĩnh điện, khiến các hạt bụi quanh vỏ ngôi sao phá vỡ liên kết và bay lơ lửng.
Và khi nhiệt độ xuống mức ban đầu khoảng 727℃, các hạt bụi sẽ ngưng tụ, liên kết lại, bám chặt vào vành vỏ ngôi sao V339 Delphini.
Theo Kiến Thức