Để so sánh về khả năng tạo ra sản phẩm nghiên cứu mang tính đột phá giữa nam và nữ, chúng ta cần xem tỷ lệ nghiên cứu đột phá của cả nước rồi nhân với tỷ lệ tương ứng của nam và nữ.
Tiến sỹ Phạm Thị Tuyết Nhung -Trung tâm Vệ tinh quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam.
Ví dụ, nếu nam chiếm 80% lực lượng nghiên cứu và trong 100 công trình nghiên cứu có 5 công trình đột phá, thì phụ nữ chỉ cần là tác giả của 1 công trình thôi cũng đã là không thua kém nam giới rồi. Thực tế ngay cả với nhà khoa học nam, số công trình đột phá cũng không có nhiều.
Tôi cho rằng cần có cái nhìn tổng quan khi so sánh. Những lĩnh vực sinh hóa, y sinh thì có thể dễ tìm các nghiên cứu đột phá hơn; còn trong ngành vũ trụ hiện giờ rất ít nhà khoa học. Đây là ngành mới ở Việt Nam nên chưa thể có nghiên cứu đột phá.
Về việc đánh giá thế nào là đột phá, nghiên cứu ứng dụng có thể dễ nhận ra, còn nghiên cứu cơ bản cần nhiều thời gian, nên không thể có nhà khoa học trẻ đạt thành tựu lớn.
Về chính sách, hiện nay các nhà khoa học nữ được hỗ trợ, tạo điều kiện như nam giới. Khoa học luôn công bằng với mọi người, vì thế không có bất cứ sự phân biệt hay ưu ái nào về giới tính. Ai cũng cần phải đam mê, nỗ lực mới có kết quả.
Tuệ Minh (Ghi)