Thiên thạch đi qua bầu khí quyển ở độ cao 10.000 m khiến thành phố General Roca , Argentina rung chuyển.

Hãng tinAFPcho biết người dân thành phố General Roca ngày 20/7 vừa qua đã có một phen hú vía khi nghe thấy một chuỗi nhiều tiếng nổ lớn khiến cho nhiều tòa nhà và căn hộ củathành phốrung lắc. General Roca là một thành phố với hơn 85.000 dân, nằm ở miền Nam Argentina.

Thị trưởng thành phố, ông Martin Soria, mô tả lại: "Mọi vật đều rung lắc dữ dội".thành phốlập tức huy động đông đảo các lực lượng cảnh sát, cứu hỏa và cứu hộ khẩn cấp. Thế nhưng không một ai phát hiện ra một vụ đánh bom hay một dấu hiệu động đất hay thiên tai nào tạithành phố.

Bí ẩn tưởng chừng sẽ không thể nào có lời giải và sẽ khiến cuộc sống của người dânthành phốthấp thỏm trong lo lắng. Tuy nhiên, các nhà khoa học ngày 23/7 cuối cùng cũng đưa ra được giả thuyết giải thích cho hiện tượng kỳ lạ vừa qua. Nhà thiên văn học Roberto Figueroa, Trưởng trạm thiên văn Neuquen, cho biết: Một thiên thạch đi vào bầu khí quyển với vận tốc gần 2.500 km/giờ đã bay ngang qua đầuthành phố, ở độ cao gần 10.000 m.


Một thiên thạch đi vào bầu khí quyển với vận tốc gần 2.500 km/giờ đã làm người dân Argentina hoảng loạn.

Ông Figueroa cho biết thiên thạch đó có đường kính khoảng 12 m. Sau khi đi vào bầu khí quyển một thời gian ngắn, nó đã nhanh chóng bị tách ra thành ba mảnh nhỏ.

"Có vẻ đây là một thiên thạch mang khoáng chất. Sau khi đi vào bầu khí quyển với vận tốc lớn, tiếp xúc với các loại khí trong bầu khí quyển, thiên thạch này đã nhanh chóng bị nung nóng, tan chảy, vỡ thành nhiều mảnh và rơi xuống Trái đất dưới dạng tro bụi" - ông Figueroa cho biết.

"Các mảnh thiên thạch kích thước lớn có thể bay đến hạ tầng khí quyển trước khi bị đốt cháy hoàn toàn. Do những thiên thạch này tiến vào bầu khí quyển với vận tốc lớn khủng khiếp, chúng thường tạo ra các loại sóng có khả năng lan tỏa phạm vi rộng, gây ra những tiếng nổ lớn và tạo ra một số chấn động rung lắc".

"Mọi người bị hoảng sợ trước các chấn động này là do thiên thạch bay trên bầu khí quyển tại một vùng có người sinh sống. Nếu như nó bay qua vùng khí quyển hai cực Trái đất, đại dương hoặc sa mạc, chắc sẽ chẳng bao giờ có ai biết được thiên thạch từng bay vào Trái đất" - ông Figueroa cho biết.