Một nghiên cứu mới đây thực hiện trên 406 loài động vật máu lạnh đã cho thấy biến đổi khí hậu đã và đang đẩy nhiều loài sinh vật biển tới giới hạn chịu nhiệt của chúng.
Trong một bài viết đăng tải trên trang Nature vào thứ Tư vừa qua thì môi trường sống của nhóm động vật cư ngụ tại các đại dương sẽ dễ bị phá hỏng hơn gấp đôi so với các loài sống trên đất liền.
Nghiên cứu này chỉ ra lí do là vì những loài sinh vật trên không thể dễ dàng tìm ra một nơi ẩn náu khỏi mức nhiệu độ cao như những loài động vật trên cạn được, điều này có thể khiến chúng dễ bị đẩy tới bờ vực của sự tuyệt chủng một phần. Các tác giả của cuộc nghiên cứu – dẫn đầu là Malin Pinsky, một nhà sinh thái học tại Đại học Rutgers – đã tính toán được mức nhiệt chịu đựng được của 318 loài sống trên cạn bao gồm bướm, nhện và thằn lằn, cùng với đó là 88 loài động vật biển khác, trong đó có cá, nhuyễn thể và giáp xác.
Tổng số 406 loài động vật nằm trong nghiên cứu này đều là những loài động vật máu lạnh, tức là những loài phải phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường bên ngoài để điều chỉnh thân nhiệt, nhóm động vật này cũng chính là những loài nhạy cảm với những biến động của khí hậu. Pinsky và những đồng nghiệp của mình đã tính toán để tạo ra một "khoảng nhiệt an toàn" cho từng loài, đây là thang đo giúp định lượng khoảng nhiệt độ có thể sinh sống được của tùng loài cụ thể. Thước đo này biểu hiện sự chênh lệch giữa ngưỡng chịu nhiệt tối đa của các loài với thân nhiệt của chúng ở điều kiện môi trường vào thời điểm nóng nhất của năm và tại nơi có nhiệt độ mát mẻ nhất mà chúng có thể tìm được để tránh nóng. Nơi "tránh nóng" ở đây đối với những loài động vật trên cạn có thể là một khu rừng nào đó có nhiều bóng râm, còn đối với những loài sinh vật biển, nó có thể là những vùng nước có nhiệt độ thấp hơn.
Và kết quả là nhóm sinh vật biển chính là những động vật có khoảng nhiệt an toàn hẹp hơn so với các động vật trên cạn. Những sinh vật đang cu trú tại các vùng biển nhiệt đới đang dần tiến tới bờ vực tuyệt chủng, bởi nhiều loài trong số chúng hiện đang sinh sống trong những vùng có nhiệt độ vượt ngưỡng mức nhiệt chịu đựng tối đa của chúng.
Tuy rằng những động vật sống trên đất liền sẽ có số phận tốt hơn nhưng không có nghĩa là những loài này vẫn đang an toàn. Đặc biệt là khi mà hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nền văn minh loài người tiếp tục xuất hiện và chiến dụng vùng "tránh nóng" của những sinh vật này. Và dù cuộc nghiên cứu này đã có sự chênh lệch về tỷ lệ giữa động vật trên cạn và dưới đại dương được khảo sát song nhóm tác giả của còn đưa ra thêm về những hồ sơ hoá thạch giúp chứng minh luận điểm rằng biến đổi khí hậu sẽ dẫn các loài động vật biến tới bờ vực tuyệt chủng bằng cách ép buộc chúng phải sinh sống ở điều kiện nhiệt độ nằm ngoài khoảng nhiệt an toàn của chúng. Đó là vào Kỉ Permi xảy ra vào khoảng 300 triệu năm trước, khi mà sự nóng lên toàn cầu đã dẫn tới sự tuyệt chủng của với nhiều loài sinh vật biển sống ở tầng nước bề mặt. Ngoài ra, đợt lạnh của Kỉ Orodvic diễn ra khoảng 485 triệu năm trước cũng đã giết chết nhiều sinh vật sống tại vùng xích đạo của Trái Đất.
Tuy kết quả nghiên cứu là vậy song nhóm tác giả vẫn rất tin tưởng vào tương lai của loài người: "Tuy rằng những bản ghi về các loài sinh vật cổ đều hướng tới kết cục diệt vong của nhiều loài động vật do biến đổi khí hậu, nhưng nếu chúng ta có thể giảm thiểu được những tác động của hiện tượng này, chúng ta có thể ngăn cản quá khứ lặp lại".
Theo Vnreview