Ý tưởng sử dụng vệ tinh để làm mưa sao băng nhân tạo sẽ lần đầu tiên dự kiến sẽ được thử nghiệm vào năm 2019.
Astro Live Experience (ALE), một công ty của Nhật Bản vừa thông báo kế hoạch làm mưa sao băng nhân tạo lần đầu tiên trên bầu trời Setouchi (tỉnh Hiroshima) vào năm 2019.
Cụ thể, trong năm tới, ALE sẽ đưa một vệ tinh nhỏ có kích thước 60cm lên quỹ đạo, có khả năng chứa và giải phóng khoảng 300 - 400 hạt pellet, mô phỏng hiện tượng thiên thạch rơi trong khí quyển.
"Thời nay, con người đang chỉ chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại. Tôi mong muốn họ sẽ lại thích nhìn lên bầu trời" - Lena Okajima – Giám đốc điều hành của ALE cho biết.
Vệ tinh này sẽ bay theo một quỹ đạo đặc biệt ở độ cao 500 km và sẽ đi qua một địa điểm cụ thể trên Trái Đất ở vào cùng một khoảng thời gian trong ngày. Khi đi qua Australia, vệ tinh sẽ giải phóng các hạt pellet, chúng sẽ mất khoảng 15 phút để rơi xuống độ cao khoảng 60 km và bắt đầu bốc cháy.
Khi đi qua khí quyển, các hạt sẽ bị đốt cháy sau 5 – 10 giây do ma sát với không khí. Mỗi sao băng nhân tạo như vậy có độ sáng gần giống với sao Thiên Lang (Sirius), với nhiều màu sắc khác nhau và có thể được nhìn thấy từ khoảng cách 200 km.
"Thời nay, con người đang chỉ chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại. Tôi mong muốn họ sẽ lại thích nhìn lên bầu trời" - Lena Okajima – Giám đốc điều hành của ALE cho biết.
Các nhà khoa học tại Đại học Tohoku và Đại học Tokyo Metropolitan (Nhật Bản) đang hỗ trợ ALE thiết kế, chế tạo vệ tinh, cũng như tiến hành công việc mô phỏng quỹ đạo.
Người Nhật dự kiến sẽ làm mưa sao băng nhân tạo thay vì bắn pháo hoa trong lễ khai mạc Thế vận hội Tokyo, mùa hè năm 2020.
Quốc Hùng (Theo IFL Science)