Động vật hóa ra cũng có những quy tắc nhất định khi giao tiếp mà đến bây giờ chúng ta mới biết.
Có một sự thật là rất nhiều loài động vật giao tiếp với nhau thông qua những cuộc đối thoại hai chiều. Điều này có nghĩa là không phân biệt loại hình ngôn ngữ, các loài đều tuân thủ một quy tắc rất văn minh, trong đó mỗi bên sẽ lần lượt thay phiên nhau "nói" mà không được ngắt lời hay chen ngang. Đây được coi là điểm chung đáng ngạc nhiên giữa con người và loài vật.
Một khám phá rất thú vị khác là một số loài thậm chí còn cảm thấy bất bình khi bị ngắt lời. Vì vậy, để tránh làm đồng loại cảm thấy bị xúc phạm, chúng luôn ý thức được rằng phải chờ cho đối phương kết thúc trước rồi mới bắt đầu "nói".
Ví dụ, cuộc chuyện trò giữa loài chim sáo với nhau được ví như một bản song ca, trong đó từng chú chim sẽ thay phiên nhau hót phần của mình cho đến khi bài hát kết thúc. Loài khỉ cũng sử dụng phương thức giao tiếp tương tự, đối đáp và có nhiều điểm chung nhất với giao tiếp của loài người.
Ngoài ra cũng có một điều thú vị nữa là không chỉ con người mới là loài duy nhất cho rằng việc "nhảy vào họng" người khác khi đang nói là điều rất thô lỗ.
Cả hai loài chim sẻ ngô đầu đen và loài sáo đá châu Âu đều có cách giao tiếp tránh "xen vào" trong khi một đồng loại khác của chúng đang "nói", hành vi mà các nhà nghiên cứu gọi là "tránh chồng lấn" trong giao tiếp.
Các nhà nghiên cứu mô tả hiện tượng thú vị này trong báo cáo khoa học đăng trên tạp chí Roy Society B: "Biological Sciences: "Nếu sự chồng lấn xảy ra, các cá thể sẽ im lặng hoặc bay đi, điều này cho thấy sự chen vào khi đang giao tiếp ở loài này có thể bị coi như một sự vi phạm với những nguyên tắc được chấp nhận chung của loài về việc chờ tới lượt".
Việc thiếu các dữ liệu nghiên cứu và thiếu liên lạc, trao đổi giữa các nhà khoa học đã gây khó khăn cho việc so sánh trực tiếp phương diện giao tiếp này giữa các loài khác nhau, theo báo báo Daily Mail (Anh).
Nghiên cứu này cũng góp phần quan trọng vào việc khám phá quy trình tiến hóa ngôn ngữ của loài vật.
Theo Motthegioi