Theo đó, ba viên kim cương này có niên đại hơn 3,5 tỷ năm trước, thuộc chủng vật liệu siêu cổ Witwatersrand do các nhà nghiên cứu tại Đại học Johannesburg, Đại học Wits ở Nam Phi và Đại học Alberta ở Canada tìm thấy.
Các nhà khoa học cho rằng, ba viên kim cương cổ này nó có liên quan chặt chẽ tới thời kỳ kiến tạo địa chất hình thành Trái đất.
Thời kỳ kiến tạo địa chất diễn ra khoảng 2,5 đến 5 tỷ năm trước vậy nên, khả năng 3 viên kim cương ở Nam Phi xuất hiện trong thời kỳ này là rất cao hoặc cũng có thể nó ra đời cùng với sự hình thành của Trái đất, tương đương 3,5 tỷ năm trước đây.
Và để đưa ra được những căn cứ này, các nhà khoa học đã tiến hành sử dụng đầu dò ion kim cương, phân tích định tính định lượng hàm lượng carbon, ni tơ và so sánh carbon đồng đại.
Kết quả cho thấy, hàm lượng, vi chất, kết cấu và lịch sử các thành phần trong ba viên kim cương này đều có mối quan hệ chặt chẽ tới quá trình kiến tạo núi lửa, rung chuyển địa chất….mà các nhà khoa học cho đây là thời điểm Trái đất được hình thành.
Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Geoscience.