Lần đầu tiên các nhà khoa học thuộc Đại học Portsmouth, Mỹ, đã tìm ra được cơ chế khiến cấu tạo động vật (con người) trở nên phức tạp hơn so với loài ruồi giấm.
“Hầu như ai cũng biết rằng loài động vật có vú và đặc biệt là con người có cấu tạo phức tạp hơn so với loài sau và ruồi giấm, mà không biết vì sao. Câu hỏi này đã ám ảnh tôi và nhiều người trong một thời gian dài” – tiến sĩ Colin Share – đồng tác giả công trình nghiên cứu cho hay.
Tiến sĩ Sharpe và đồng nghiệp đã nghiên cứu một dữ lượng lớn dữ liệu về hệ gene của 9 loài động vật: từ người, khỉ đuôi dài, tới giun tròn, ruồi giấm và tính toán xem sự phong phú của mỗi loài xét trên góc độ di truyền.
“Một trong những cách thông thường để đo độ phức tạp là số lượng các loại tế bào khác nhau trên cơ thể một con vật. Tuy thế, chúng ta ít biết về độ phức tạp dưới góc độ di truyền. Tổng số gene trong hệ gene không phải là nguyên nhân bởi giá trị này có sự chênh lệch không đáng kể ở động vật đa gene, và vì thế chúng tôi tìm hiểu yếu tố khác” – tiến sĩ Sharpe nói.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số lượng nhỏ protein có sự tương tác với các protein và các chromatin tốt hơn những protein khác.
“Những protein này có vẻ là những ứng cử viên sáng giá để giải thích việc điều gì ẩn đằng sau mức độ khác biệt trong độ phức tạp trong cấu tạo của động vật. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng khả năng tương tác tốt của protein với nhau để điều chỉnh việc tổ chức chromatin trong các nucleus là nguyên nhân dẫn tới cấu tạo phức tạp ở động vật ” – ông Sharpe cho hay.
Kết quả của nghiên cứu này làm dấy lên một mối lo là những động vật là trước nay chúng ta dùng để thí nghiệm thuốc có thể quá đơn giản, từ đó dẫn tới kết quả thuốc trên những động vật này không giống như phản ứng trên những động vật phức tạp hơn.
Hiền Thảo (theo Phys)