Trang chủ Khoa học Khoa học Những ý tưởng xây nhà trong vũ trụ táo bạo của con người Theo Kiến thức 25/11/2015 11:12 Hiện những ý tưởng định cư trong vũ trụ này có thể khá xa vời nhưng rất có thể sẽ được thực hiện trong vòng 20 năm tới. Một trong những ý tưởng định cư trong vũ trụ gây sửng sốt nhất là xây dựng thành phố trên sao Kim. Sao Kim quay xung quanh Mặt trời với chu kỳ 224.7 ngày Trái đất. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt sao Kim lên tới 500 độ C. Chính vì vậy, chẳng ai dám nghĩ đến việc thám hiểm hành tinh này. Tuy vậy, các nhà thiên văn học cho rằng có thể xây dựng thành phố ở độ cao 50 km trên sao Kim giúp con người cư trú lâu dài trên đó.Ở độ cao 50 km so với bề mặt sao Kim, áp suất giảm xuống bằng mức áp suất khí quyển trên bề mặt Trái đất. Khi đó nhiệt độ giảm xuống còn 70 độ C và nước tồn tại ở thể hơi. Trong điều kiện đó, con người chỉ cần mặc bộ đồ cứu hỏa là có thể tồn tại được.Hành tinh lùn Ceres. Nằm trong vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, Ceres là một hành tinh lùn có đường kính khoảng 950 km. Ceres là một trong những vùng giàu khoáng sản nhất của hệ Mặt trời. Thậm chí, tảng đá nhỏ trên Ceres có chứa nước sạch hơn cả Trái Đất. Nước đó có thể chuyển hóa thành oxy để thở và nhiên liệu hydro.Xây làng trên Mặt trăng. Kể từ sau khi Apollo hạ cánh đến Mặt trăng lần cuối vào năm 1972 thì chưa một ai quay trở lại hành tinh này. Ở đó rất lạnh, bụi và hoàn toàn không thuận lợi cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây của NASA, chi phí cho việc thành lập một khu dân cư trên Mặt trăng vào khoảng 10 tỷ USD thay vì giả định ban đầu là 100 tỷ USD. Hành trình từ Trái đất đến Mặt trăng dài khoảng 4 ngày.Môi trường sống Bolo. Năm 1975, NASA tiến hành một nghiên cứu về tính khả thi của môi trường sống tự do. Một trong những thiết kế đơn giản được thực hiện là môi trường sống bolo. Bức ảnh cho thấy một chuỗi quả bóng ở hai đầu. Mỗi quả bóng sẽ là một quả cầu 22 mét, đường kính có thể chứa 10 người. Dây ở giữa dài khoảng 2km và toàn bộ sẽ quay mỗi phút một lần, nhằm tạo cho người bên trong có lực giống như trọng lực của trái đất. Môi trường bolo sẽ có chỗ để phát triển lương thực, năng lượng Mặt trời, tạo ra thành phố và nhà cửa.Đại dương nằm dưới Europa. Gần đây, giới khoa học cho rằng Europa là nơi thích hợp cho sự sống nhiều nhất trong hệ Mặt trời. Europa chứa cả những vi sinh vật đơn giản và các dạng sống phức tạp. Nhiều năm qua người ta tin rằng có một đại dương chứa oxy nằm dưới bề mặt đóng băng của Europa. Theo ước tính lượng oxy trong đại dương dưới bề mặt Europa đủ lớn để duy trì sự sống cho khoảng 3 triệu tấn vi sinh vật.Trạm không gian Bigelow. Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) được xây dựng là có sự hợp tác của hai mươi quốc gia và tiêu tốn hơn 160 tỷ USD. Sau này, Robert Bigelow đã đưa ra ý tưởng xây dựng nhà dạng khí cầu lên Trạm Không gian Quốc tế. Mô hình của Biglow khá đơn giản: Đó là một quả bóng khổng lồ nhồi trong mũi tên lửa.Nếu mô-đun khí cầu này có thể sử dụng tốt trong vòng 2 năm trên ISS, thì nó sẽ được xem xét để làm nhà ở cho các phi hành gia trong chuyến bay lên Mặt trăng hoặc sao Hỏa trong tương lai.Cây sinh học. Thử tưởng tượng một cây to lớn mọc ra từ sao chổi. Rễ của nó lấy đầy các vết nứt và chạy bên trong sao chổi. Tán cây tạo thành một chiếc ô bảo vệ bên ngoài. Thân rỗng của cây được người dân bản địa cư trú. Đó là ý tưởng của nhà khoa học Freeman Dyson. Ông vạch ra ý tưởng dùng công nghệ sinh học để tạo ra cây nhà kính tạo môi trường sống cho con người trong không gian. Theo Kiến thức TIN LIÊN QUAN Nơi gió trên 8.600 km/h càn quét vũ trụ Vì sao người Homo sapiens “trễ hẹn” với châu Âu? Choáng ngợp ảnh đẹp ngoạn mục của “vương quốc trên mây“ TIN KHÁC Khám phá lò đào tạo phi hành gia ẩn trong rừng bạch dương của Nga Ai Cập tiếp tục tìm kiếm mộ của Nữ hoàng Nefertiti Tìm thấy trò chơi cổ thất truyền 1.500 năm ở Trung Quốc TIN TIÊU ĐIỂM Máy gia tốc hạt nhỏ nhất thế giới 02/11 FDA chấp thuận thuốc uống điều trị COVID molnupiravir với nhiều điều kiện ràng buộc 27/12 Nuôi hàu trên giá thể vỏ xe có ảnh hưởng đến môi trường? 14/10 Bài toán đồng hóa dữ liệu và những thách thức của Việt Nam 19/03 Sự kiện Môi trường và biến đổi khí hậu Công nghệ sinh học Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021 Chân dung nhà khoa học Việt Công nghệ tế bào gốc: Việt Nam có gì ?