Tối 02/10/1988, từ phòng lab của MIT, Robert Tappan Morris (23 tuổi) - sinh viên ngành khoa học máy tính tại Đại học Cornell, đã làm thay đổi lịch sử của Internet.
Morris đã viết 99 dòng code và cài vào mạng ARPANET - nền tảng sơ khởi của Internet. Nhờ đó, cậu đã vô tình giải phóng một trong những loại mã độc có khả năng tự tái tạo đầu tiên trên Internet - mã “Morris” - làm thay đổi cách thức mà con người nhìn nhận về Internet.
Tuy nhiên, nguyên nhân nào khiến một cậu sinh viên có thể tạo ra một con “quái vật Internet” như vậy cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Thậm chí, sau 30 năm, cả phiên tòa xét xử lẫn những nhân chứng vẫn không thể làm sáng tỏ sự việc.
Morris cho biết đây chỉ là một trò đùa vô hại để đo lường khả năng của Internet. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là tại sao Morris lại phát tán mã độc từ MIT mà không phải Cornell - nơi anh học.
“Những suy đoán thường tập trung vào các động cơ như trả đũa, hay đơn giản chỉ là sự say mê học hỏi thuần túy, hoặc mong muốn gây ấn tượng với ai đó” - báo cáo chính thức của Đại học Cornell năm 1989 cho biết.
Nhưng với bất cứ động cơ gì thì Morris cũng đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi để các mã độc lây lan cực nhanh và dữ dội dù chúng chỉ được lập trình tương đối đơn giản.
"Tôi
ghét các đám tang và thường không muốn dự chúng, nếu có thể tránh. Tuy
nhiên, bất cứ ai cũng nên có khoảng khắc dừng lại và suy nghĩ xem muốn
những người như thế nào đưa ma cho mình"- câu nói kinh điển của Robert Tappan Morris.
Chương trình này thâm nhập vào các máy
tính bằng cách hỏi người dùng xem họ đã cài đặt nó chưa. Nếu trả lời là
“không” thì mã độc sẽ tự cài đặt lên máy tính. Morris vốn dĩ đã không
muốn chương trình lan truyền quá nhanh để bị chú ý, do đó mã độc đã được
lập trình để nếu máy tính trả lời là “có” thì sẽ chỉ tự nhân đôi và cài
đặt lên 1 trong 7 máy tính trong mạng mà thôi.
Tuy
nhiên, chương trình đã lan truyền nhanh hơn cả dự tính của Morris và
phương án phòng ngừa 1/7 trở nên vô dụng. Các máy tính trên khắp thế
giới đã nhanh chóng tải về hàng trăm bản cài đặt, việc này lặp đi lặp
lại khiến chúng bị tràn ngập bởi hàng loạt tác vụ xử lý không cần thiết.
Hải Đăng (Theo IFL Science)