Europa được coi là hành tinh dễ có khả năng tìm thấy sự sống ngoài Trái đất nhất mà con người từng biết đến.

Europa là một trong số 67 vệ tinh của sao Mộc. Mặt trăng này được đặt theo tên của một vị thần quan trọng trong thần thoại La Mã.

Từ lâu, các nhà khoa học NASA đã khẳng định Europa tồn tại nhiều yếu tố hỗ trợ sự sống hơn so với các sa mạc bao phủ khắp bề mặt sao Hỏa. Đặc biệt, nó còn là “nơi dễ có khả năng tìm thấy sự sống ngoài Trái đất nhất trong Hệ Mặt trời”.

Europa là nơi có thể có sự sống ngoài hành tinh - Ảnh: Getty
Europa là nơi có thể có sự sống ngoài hành tinh - Ảnh: Getty

Science Alert ngày 19/5 đưa tin, các nhà khoa học vừa tìm thấy thêm bằng chứng cho thấy Europa có thể đang có người ngoài hành tinh sinh sống ở tầng sâu đại dương băng giá. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự cân bằng hóa học của những đại dương trên mặt trăng củasao Mộc tương tự như Trái đất. Có đủ hydro và oxy để hình thành sự sống dù là khi không có hoạt động núi lửa ở Europa.

Nhà nghiên cứu chính Steve Vance đến từ Phòng Thí nghiệm sức đẩy phản lực - Propulsion Laboratory (JPL) của NASA cho biết: “Việc tuần hoàn oxy và hydro trong đại dương Europa là động lực chính cho quá trình hóa học trong nước biển và bất cứ sự sống nào tồn tại ở đó, giống như đại dương trên Trái đất”.

Mô hình miêu tả nhiệm vụ thăm dò Europa trong tương lai của NASA - Ảnh: NASA
Mô hình miêu tả nhiệm vụ thăm dò Europa trong tương lai của NASA - Ảnh: NASA

Họ đang nghiên cứu đại dương trên đó bằng cách lật lại sự phát triển để hiểu sự chuyển động của năng lượng và chất dinh dưỡng trong hệ thống Trái đất, so sánh tiềm năng sản xuất hydro và oxy của Europa so với Trái đất.

Dù hoạt động núi lửa được cho là cú hích hình thành nên sự sống, nhưng nhóm muốn xem liệu quá trình thụ động trên mặt trăng có thể làm điều tương tự hay không nên chỉ tính toán dựa trên quá trình không liên quan đến hoạt động của núi lửa. Và đáng ngạc nhiên, kết quả cho thấy rằng hoàn toàn có khả năng này.

Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Geophysical Research Letters đã chỉ ra lượng khí oxy được sản xuất cao hơn so với hydro 10 lần ở cả hai thế giới. Trên Trái đất, đại dương của chúng ta tạo hydro thông qua quá trình địa hóa học có tên là serpentinization - theo đó, nước mặn thấm vào các vết nứt lớp vỏ Trái đất, phản ứng với các khoáng chất để sản xuất hydro và nhiệt - hai thành phần quan trọng đối với cuộc sống.

Trên Europa, các nhà khoa học dựa vào việc mặt trăng được làm lạnh từ lúc hình thành,họ đã tính toán rằng nó có thể có vết nứt đá sâu khoảng 25km - sâu hơn vết nứt trên Trái đất 5 lần. Nói cách khác, có rất nhiều khả năng hydro được hình thành khi nước biển thấm vào các vết nứt trên Europa.

Sau đó, các nhà khoa học lại xem xét tiềm năng oxy tạo thành. Điều này có thể xảy ra bởi các phân tử nước đóng băng trên bề mặt băng giá các đại dương được tách ra bởi bức xạ vũ trụ. Và như thế, chúng ra có oxy và hydro. Nghĩa là, sự sống hoàn toàn có thể đang tồn tại trên mặt trăng của sao Mộc

Phần còn lại là thêm bằng chứng xác thực để khẳng định chắc chắn, đúng như một trong những nhà nghiên cứu, Kevin, nói: “Có hay không sự sống và quá trình sinh học là một phần của những gì thúc đẩy chúng ta thăm dò Europa”.

Do tiềm năng của mặt trăng này, NASA đã đưa kế hoạch tiến hành nhiệm vụ Europa vào những năm 2020. Trong khi đó, nhóm nghiên cứu dự định tìm hiểu tiếp về các yếu tố khác cần cho sự tạo thành sự sống như carbon, nitơ, phốt pho và lưu huỳnh…