Dự án công nghệ đo độ sáng hàng triệu thiên hà của các nhà khoa học Mỹ đang khiến giới chuyên gia vũ trụ phải ngỡ ngàng.
Theo đó, dự án A 3-D bầu trời có nhiệm vụ sẽ đo ánh sáng của hàng triệu thiên hà trên vũ trụ, dự án vừa được Bộ Năng Lượng Quốc gia Mỹ chấp thuận. Sau khi thiết kế xong, dự án sẽ hoạt động tích hợp tại Đài quan sát quốc gia Kitt Peak gần Tucson, Ariz vào năm tới.
Nguồn ảnh: Phys.
Bản chất của dự án A 3-D bầu trời là một robot hình trụ dài cỡ 0,25 mét, kèm 5000 ngón tay rộng, bản chất là các tay càng, tay trụ nối với hàng ngàn sợi cáp quang lan tỏa mọi hướng, quy mô cực rộng lớn để hấp thụ đủ ánh sáng của hàng triệu thiên hà trên bầu trời. Ngoài ra, 10 máy quang phổ hoạt động với các bước sóng khác nhau cũng được tích hợp hoạt động.
Nguồn ảnh: Phys.
Ánh sáng mà dự án hấp thụ được sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về bản chất tiến hóa, hoạt động hiện tại của các thiên hà, các ngôi sao, gió mặt trời, cách chúng hoạt động, tương tác di chuyển trong hệ thống năng lượng mặt trời bao la rộng lớn. Giám đốc DESI Michael Levi thuộc Viện Lawrence Berkeley National Laboratory nói trong một tuyên bố.
“Chúng tôi rất vui mừng khi được cấp phép thiết kế và cho đi vào hoạt động ở dự án khoa học mới này” - DESI Michael Levi nói.
Nguồn ảnh: Phys.
Dự án A 3-D bầu trời sẽ hoạt động liên tục mỗi giờ trong suốt năm năm về khoảng 35 triệu thiên hà trong vũ trụ, sau đó, toàn bộ dữ liệu ánh sáng sẽ được đưa vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá trước khi đưa ra kết luận chính thức trong các năm tới.
Theo Kiến Thức