Nghiên cứu mới đây đưa ra con số giật mình: số tuổi của những doanh nhân khởi nghiệp thành công nhất là 45 tuổi. Và từ tháng 9 này, lần đầu tiên một chương trình đào tạo khởi nghiệp được tổ chức ở PACE - Trường đào tạo doanh nhân chuyên nghiệp.

Báo KH&PT giới thiệu một góc nhìn khác về câu chuyện khởi nghiệp - tưởng chừng chỉ dành cho những người trẻ...

Tuổi của khởi nghiệp

Nếu tham dự các sự kiện, chương trình liên quan đến khởi nghiệp, có một không khí mà chắc chắn mọi người sẽ cảm nhận được: sức trẻ. Điều này trùng với một khát vọng về một thế hệ doanh nhân tiếp nối mà xã hội từng chờ đợi.

Ngày 16 tháng 5 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 với mục tiêu là có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh.(1)

Thời gian gần đây nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại rằng mục tiêu trên khó mà hoàn thành. Chúng ta vẫn bị cuốn theo bài toán số-lượng thay vì chất-lượng. Số doanh nghiệp mới thành lập vẫn tăng đều, nhưng có bao nhiêu người thực sự quan tâm đến “cơ địa” và “sức khỏe” của nó, để sau vài năm, các doanh nghiệp ấy “ra đi” chóng vánh như cái cách mà chúng được hình thành?

Một thực tế khác, đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp hiện nay chủ yếu là thế hệ Millennials. Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây của nhóm Giáo sư Đại học MIT kết hợp với The National Bureau of Economic Research (NBER) công bố về số tuổi của những doanh nhân khởi nghiệp thành công nhất là 45 tuổi - một độ tuổi được xem là hội tụ đầy đủ sự chín mùi cả về kinh nghiệm, vốn sống, quan hệ, tài chính, trí tuệ, dẻo dai, ý chí… Điều đó không có nghĩa là ở độ tuổi thấp hơn người ta không thể thành công với con đường khởi nghiệp, nhưng để làm được như vậy phải bù đắp lại bằng một nỗ lực phi thường và sự chuẩn bị nghiêm túc, để thu hẹp khoảng cách và học những bài học mà không-nhất-thiết-phải-trả-giá cũng có thể học được.

Eric Ries, tác giả cuốn sách Khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup), quyển sách định hình mindset của những người khởi nghiệp. Cuốn sách này được PACE biên dịch vào năm 2012.

Kiến tạo “Tinh thần khởi nghiệp” bằng phương pháp “Khởi nghiệp tinh gọn”

Nói đến khởi nghiệp, không thể không nhắc đến phương pháp “Khởi nghiệp Tinh gọn” nổi tiếng bậc nhất thế giới hiện nay của tác giả Eric Ries mà vào năm 2012, Trường Doanh Nhân PACE đã biên dịch và xuất bản quyển sách của ông tại Việt Nam.

Hiểu sơ lược thì “Khởi nghiệp Tinh gọn” là phương pháp ứng dụng khái niệm Tinh gọn (Lean) thường được sử dụng trong quản trị sản xuất vào câu chuyện khởi nghiệp (Start-up), với mục đích tối thiểu hóa cái giá phải trả và tối đa hóa tính hiệu quả nhằm nâng cao khả năng thành công cho các doanh nghiệp mới thành lập.

Quyển sách được đón nhận nồng nhiệt bất chấp bối cảnh ra đời vẫn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế trượt dài và số lượng “khủng” doanh nghiệp tại Việt Nam phải đóng cửa. Quyển sách được đón nhận bởi nó không chỉ vang danh toàn cầu, mà còn rất ít tác phẩm nào vừa tinh gọn (chỉ hơn 300 trang) lại vừa chia sẻ được cả Thức (Mindset) lẫn Chiêu (Skillset) về đề tài khởi nghiệp – một đề tài có sức hút mãnh liệt không chỉ dành riêng cho những người đang ấp ủ một dự án kinh doanh, mà ngay cả những ông chủ đang muốn tìm kiếm một sản phẩm hay một ý tưởng mới để “tái khởi nghiệp”.

Từ sách “Khởi nghiệp tinh gọn” đến chương trình đào tạo “Khởi nghiệp tinh gọn”

Sau một thời gian, khái niệm “Khởi nghiệp Tinh gọn” được chia sẻ rộng rãi thông qua quyển sách, cùng với bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực kiến thiết một “Việt Nam khởi nghiệp” bằng rất nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, Trường Doanh Nhân PACE đi đến quyết định triển khai Chương trình đào tạo “Phương Pháp Khởi nghiệp Tinh gọn / Lean Startup Method (LSM) để tiếp tục lan tỏa và giúp cộng đồng doanh nghiệp nắm bắt được phương pháp trên cặn kẽ và thấu đáo hơn.

Chương trình này được PACE độc quyền triển khai tại Việt Nam, không chỉ cung cấp kiến thức nền tảng về phương pháp đã được áp dụng bởi rất nhiều tên tuổi lẫy lừng trong lĩnh vực khởi nghiệp; mà còn trang bị cho người học cách tư duy và những phương pháp giúp tăng khả năng thành công, đồng thời giảm thiểu tối đa rủi ro trên hành trình khởi nghiệp gian khó.

Đặc biệt, chương trình được thiết kế không chỉ dành cho những người mới khởi nghiệp (Entrepreneur), mà còn cho những ai mong muốn tái khởi nghiệp hoặc khởi nghiệp nội bộ (Intrapreneur) để đạt được những bước phát triển kế tiếp cho doanh nghiệp mình.

(1) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-quyet-35-NQ-CP-ho-tro-phat-trien-doanh-nghiep-2020-2016-311331.aspx

Tinh thần của khởi nghiệp?

Theo Merriam Webster, khởi nghiệp (Start-up) được hiểu là một doanh nghiệp mới ra đời vẫn còn non nớt (a fledgling business enterprise). Còn hiểu theo nghĩa rộng là một hành động khởi tạo để đi vào hoạt động (the act or an instance of setting in operation or motion). Cũng theo từ điển này, một doanh nhân khởi nghiệp (Entrepreneur) được xem là người khởi tạo một doanh nghiệp và sẵn sàng đón nhận những rủi ro hay mất mát để tìm kiếm lợi nhuận. (a person who starts a business and is willing to risk loss in order to make money).

Một định nghĩa khác về khởi nghiệp của Steve Blank được chấp nhận rộng rãi là “một tổ chức được tạo thành để tìm kiếm mô hình kinh doanh có khả năng tái lặp và nhân rộng” (A startup is an organization formed to search for a repeatable and scalable business model).

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy việc thành lập doanh nghiệp, điều này vô hình trung làm hẹp và chưa toát lên được tinh thần cốt lõi nhất của nó. Và nếu hiểu như vậy thì thật khó để hy vọng Việt Nam trở nên một quốc gia khởi nghiệp.

Theo chúng tôi, khởi nghiệp là tinh thần làm chủ, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm và dám đương đầu với những rủi ro trong quá trình đi đến mục tiêu của mình; đồng thời liên tục tái tạo và làm mới chính mình. Hiểu như thế sẽ không giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp mới ra đời, mà ngay cả những doanh nghiệp đã thành lập rất lâu rồi vẫn cần khởi nghiệp (có thể dùng từ ‘tái nghiệp’ cho trường hợp này); và thậm chí có thể áp dụng tinh thần trên cho những chủ thể khác như cá nhân, trường học, hiệp hội, đoàn thể, và cả quốc gia.

Một quốc gia chỉ có thể xem là quốc gia khởi nghiệp khi và chỉ khi phần lớn thành viên trong quốc gia ấy có tinh thần khởi nghiệp. Một chính phủ chỉ có thể xem là chính phủ kiến tạo khi và chỉ khi phần lớn thành viên trong chính phủ ấy có tinh thần khởi nghiệp. Và, một doanh nghiệp chỉ có thể có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ khi và chỉ khi phần lớn thànhviên trong doanh nghiệp ấy có tinh thần trên.