Các nhà nghiên cứu Khoa khoa học sức khỏe môi trường, ĐH Minnesota Twin Cities, Mỹ và Khoa Y tế Môi trường, Trường Y tế dự phòng và Y tế cộng đồng, ĐH Y Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu về mối liên hệ ngắn hạn giữa nhiệt độ gia tăng và chấn thương ở Việt Nam.

Họ đã sử dụng dữ liệu thăm khám chấn thương cấp cứu trong giai đoạn 2017-2019 ở 733 bệnh viện và phòng khám tại Hà Nội và sử dụng phân tích chuỗi thời gian với các mô hình quasi-Poisson để ước tính mức tăng rủi ro tương đối tuyến tính (RRI) đối với các nhóm dân số tổng thể và những quần thể được phân tầng theo tuổi tác và giới tính. Các mô hình được điều chỉnh theo ngày trong tuần, ngày lễ, độ ẩm hằng ngày, mức độ bụi mịn hằng ngày cũng như các xu hướng dài hạn và theo mùa.

Nhiệt đô gia tăng tỷ lệ thuận với số ca chấn thương. Nguồn: cdc.gov
Nhiệt đô gia tăng có liên quan tới số ca chấn thương. Nguồn: cdc.gov

Trong tổng số 39.313 ca cấp cứu ghi nhận được, trung bình mỗi ngày có 36 trường hợp chấn thương. Chấn thương nhiều khả năng xảy ra ở nam giới, ở độ tuổi 15-44, và độ tuổi 44-60. Khi nhiệt độ trong cùng ngày tăng lên 5°C thì đồng nghĩa nhiệt độ liên quan tới số ca cấp cứu tổng thế gia tăng (RRI 4,8; 95%CI 2,3 đến 7,3) với nam giới (RRI 5,9; 95%CI 3,0 đến 8,9) chịu ảnh hưởng nhiều hơn nữ giới (RRI 3.0; 95%CI −0,5 đến 6,5). Số ca cấp cứu vì chấn thương ở những nhiệt độ cao hơn so với ngưỡng nhiệt độ là 15°C, với ảnh hưởng lớn nhất ở 33°C (RR 1,3; CI 95% 1,2 đến 1,6). Các tác giả cho rằng cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn để điều tra tổn thương do nhiệt độ ở các quần thể khác nhau và nguyên nhân gây thương tích.

Nguồn: