Bằng cách sử dụng phương pháp quang phổ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Midnapore (Ấn Độ) phát hiện axit amin glycine trong bầu khí quyển của Sao Kim. Chúng xuất hiện ở vĩ độ trung bình, gần đường xích đạo và không có ở hai Cực.

Bề mặt Sao Kim. Ảnh: NASA
Bề mặt Sao Kim. Ảnh: NASA

Kết quả nghiên cứu được công bố trên cơ sở dữ liệu trực tuyến arXiv.

Axit amin khác là thành phần quan trọng cấu tạo nên protein. Hiện nay, chúng ta xác định được khoảng 500 axit amin trong tự nhiên, nhưng chỉ có 20 loại xuất hiện trong mã di truyền của con người. Glycine là axit amin đơn giản nhất trong số đó.

Đây không phải là bằng chứng đủ để kết luận sao Kim tồn tại sự sống, bởi vì các nhà thiên văn từng tìm thấy glycine trên các sao chổi như 67P/Churyumov-Gerasimenko. Tuy nhiên, đây là phát hiện đầu tiên về axit amin trong bầu khí quyển của một hành tinh.

“Việc phát hiện glycine trong bầu khí quyển sao Kim là chìa khóa để giúp chúng ta hiểu được cơ chế hình thành của các phân tử tiền sinh học trên hành tinh thứ hai trong hệ Mặt trời. Lớp khí quyển trên cao của sao Kim có thể đã trải qua các quá trình sinh học gần giống với Trái đất hàng tỷ năm trước”, nhóm nghiên cứu cho biết.