Nho khô không chỉ là món ăn tráng miệng hay nguyên liệu để làm bánh ngọt, mà còn có thể được sử dụng như công cụ để kiểm tra và phỏng đoán trí thông minh của trẻ trong tương lai.
|
Trẻ nhỏ rất khó cưỡng lại sức cám dỗ của các mẩu hoa quả nhỏ, giống như quả nho khô. Ảnh minh họa: Health
|
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Warwick (Anh) phát hiện, bằng cách đặt một
quả nho khô vào trong một cái chén và yêu cầu trẻ 20 tháng tuổi không được ăn nó
cho tới khi được chỉ dẫn, chúng ta có thể dự đoán đứa trẻ đó thông minh, giỏi
giang đến mức nào lúc 8 tuổi.
Mặc dù việc chống lại sự cám dỗ của một mẩu hoa quả khô nhỏ dường như tương
đối dễ dàng với trẻ lớn, nhưng trong thực tế, bài sát hạch khả năng tự kiểm soát
này lại khó vượt qua đối với hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên
cứu, những trẻ cho thấy đủ kỷ luật tự giác để đợi hết một phút chắc chắn sẽ giỏi
giang.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đến lúc khoảng 8 tuổi, những trẻ chống chọi được
sự cám dỗ của quả nho khô này sẽ đạt chỉ số thông minh (IQ) trung bình cao hơn 7 điểm so với
những bạn cùng trang lứa đã ăn quả nhỏ khô sớm hơn. Nhóm nghiên cứu cho biết,
thí nghiệm trên nhằm kiểm tra khoảng thời gian chú ý và khả năng học hỏi của
trẻ, và nó cũng có thể được tiến hành bằng cách sử dụng sôcôla hay kẹo dẻo.
|
Thay vì nho khô, bài sát hạch khả năng tự kiềm chế của trẻ có thể được tiến hành với kẹo dẻo. Ảnh: Telegraph
|
Các nhà khoa học Anh đặc biệt thích sử dụng bài sát hạch này để tìm hiểu xem
liệu trẻ sinh non có mắc các khó khăn trong việc học hỏi trong tương lai hay
không.
Giáo sư Dieter Wolke đế từ Khoa tâm lý học thuộc Trường Y, Đại học Warwick,
giải thích: "Trò thử thách với quả nho khô là một công cụ đơn giản và hiệu quả,
đánh giá tốt khả năng kiềm chế ở trẻ nhỏ chỉ trong vòng 5 phút. Nó có thể được
dùng trong thực nghiệm lâm sàng để nhận diện các trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề
về sự tập trung, chú ý và học hành. Khả năng kiềm chế tốt hơn lúc 20 tháng tuổi
đã phỏng đoán sự điều chỉnh tập trung và thành tích học tập cao hơn lúc 8 tuổi.
Khám phá này cũng chỉ ra các con đường cải thiện tiềm năng trong việc can thiệp
sớm ở trẻ sinh non".
Bài sát hạch do ông Wolke và các cộng sự phát minh tương tự bài kiểm tra kẹo
dẻo Stanford nổi tiếng vào những năm 1960, vốn được thiết kế để đo lường sự
tưởng thưởng trì hoãn. Trong đó, trẻ em được lựa chọn giữa việc được một bữa
chiêu đãi ngay lập tức hoặc nhận hai bữa chiêu đãi nếu đợi 15 phút.
Các nghiên cứu sau đó cho thấy, những trẻ chờ đợi thành công hơn nhiều trong
cuộc sống tương lai của họ.
Khi được hỏi liệu các bậc phụ huynh có thể thử áp dụng bài kiểm tra trên với
con mình ở nhà hay không, giáo sư Wolke cho biết: "Kết quả bài sát hạch do
cha/mẹ tự tiến hành có thể khác so với do một nhà kiểm tra độc lập thực hiện.
Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ không thể thường xuyên kiểm soát phản ứng tức thì, nó
ám chỉ các bậc phụ huynh có thể làm thứ gì đó, chẳng hạn như nói rõ bọn trẻ
không được vi phạm chỉ dẫn và phải đợi một thời gian ngắn.
Theo Vietnamnet