Năm nay, Pháp cam kết đầu tư 1,5 tỷ euro (1,77 tỷ USD) để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái AI mới xuất hiện của mình, trong khi Ủy ban châu Âu thông báo sẽ dành 1,5 tỷ Euro cho tài trợ nghiên cứu AI vào năm 2020.

Chính phủ Ấn Độ đã công bố một kế hoạch toàn diện với các khuyến nghị để thúc đẩy ngành AI trong nước trong ít nhất 5 năm tới. Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) thậm chí còn đặt ra chức vụ Bộ trưởng AI đầu tiên trên thế giới.

Không cần đi đâu xa, chỉ cần vượt qua eo biển Hàn Quốc là quốc gia này phải đối đầu với một đối thủ mạnh, đó là Nhật Bản - quốc gia có truyền thống dẫn đầu trong ngành công nghiệp robot, và sớm nhận thấy AI sẽ là công nghệ của tương lai.


Vào tháng 3/2017, Nhật Bản đã công bố chiến lược tập trung phát triển R&D cho AI, tăng cường hợp tác giữa ngành công nghiệp, nghiên cứu và chính phủ nhằm thúc đẩy nghiên cứu AI và giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ di động, năng suất và phúc lợi.

Trong kế hoạch chiến lược này, Chính phủ Nhật Bản đưa ra lộ trình công nghiệp hóa để phát triển AI theo ba giai đoạn: “Sử dụng và ứng dụng” AI vào năm 2020, “Cộng đồng sử dụng AI” từ năm 2025-2030 và cuối cùng là “Hệ sinh thái được xây dựng dựa trên việc kết nối các tên miền nhân rộng” (multiplying domains).

Nhật Bản cũng tiếp tục thể hiện sự thống trị trong lĩnh vực robot và các lĩnh vực khác liên quan đến AI, một nguồn vốn đầu tư mạo hiểm lớn của Nhật Bản đến từ tập đoàn Softbank – tập đoàn này đã đầu tư hơn 100 tỷ USD vào “Quỹ Tầm nhìn”.

Ngoài Nhật Bản, cách đây hơn một năm, Trung Quốc cũng phát hành một chương trình ba giai đoạn, vạch ra kế hoạch để trở thành nước dẫn đầu về AI trong năm 2030. Kế hoạch của Trung Quốc bao gồm việc thúc đẩy ứng dụng và đầu tư cho AI trong các lĩnh vực như quân sự và thành phố thông minh. Trung Quốc cũng đầu tư 2,1 tỷ USD cho một công viên nghiên cứu công nghệ về AI. Đầu năm 2018, Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường tuyên bố: trong năm 2018, Trung Quốc sẽ tập trung “củng cố thế hệ mới trong nghiên cứu và phát triển AI”.

Hiện tại, Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua cả về số tiền tài trợ cũng như số lượng startup trong lĩnh vực AI. Chính phủ tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp và hỗ trợ hệ sinh thái AI theo những cách mà không quốc gia nào có thể sánh kịp. Không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy xu hướng này sẽ chậm lại.

Trong khi đó, theo Viện Xúc tiến Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc (IITP), Hàn Quốc hiện chỉ đứng thứ ba về số lượng bằng sáng chế liên quan đến AI được công bố, sau Nhật Bản và Hoa Kỳ.