Báo cáo toàn cầu từ 1990 - 2010 cho thấy 260.000 người chết do ung thư có liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard, Đại học Oxford, Imperial College London và Đại học Hoàng gia London đã sử dụng dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới để xem xét mối liên hệ giữa tình trạng thất nghiệp, chi phí chăm sóc sức khỏe cộng đồng và tỉ lệ tử vong do ung thư ở hơn 70 quốc gia trong khoảng thời gian 20 năm 1990-2010. Báo cáo quy mô này được công bố trên tạp chí y học The Lancet.
Nó cho thấy 260.000 người bệnh ung thư - không được chăm sóc sức khỏe phổ quát, như Dịch vụ y tế quốc gia (National Health Service (NHS) - ở các nước giàu có liên quan đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng tỉ lệ thất nghiệp và không có đủ tiền điều trị đã dẫn đến việc bệnh nhân được chẩn đoán muộn và điều trị kém. Việc cung cấp chăm sóc sức khỏe phổ quát ngăn chặn điều này xảy ra. Chính vì thế tỉ lệ gia tăng người chết do ung thư giai đoạn này chỉ có thể thấy ở các nước như Mỹ - nơi điều trị y tế phần lớn là trả tiền thông qua bảo hiểm tư nhân.
Tác giả chính của báo cáo, tiến sĩ Mahiben Maruthappu đến từ Imperial College London, cho biết: “Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới nên việc tìm hiểu cách kinh tế thay đổi ảnh hưởng đến sự tồn tại bệnh ung thư như thế nào là rất quan trọng”.
“Chúng tôi thấy rằng tỉ lệ thất nghiệp gia tăng có liên quan đến sự gia tăng tỉ lệ tử vong do ung thư, nhưng bảo hiểm y tế toàn dân có thể chống lại những tác động này. Điều này đặc biệt ý nghĩa với các trường hợp ung thư có thể điều trị bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng”, ông nói.
Nhà khoa học nhấn mạnh: “Chúng tôi phát hiện rằng chi tiêu y tế cộng đồng có liên quan chặt chẽ đến tỉ lệ tử vong do ung thư - cho thấy việc cắt giảm chi phí chăm sóc sức khỏe có thể ảnh hưởng đến tính mạng người.
Nếu hệ thống y tế buộc bị hạn chế tiền của thì phải có những cải tiến hiệu quả để đảm bảo bệnh nhân được cung một mức độ chăm sóc đồng cấp như nhau bất kể môi trường kinh tế, tình trạng việc làm”.
Các nhà nghiên cứu tính ra với mỗi phần trăm thất nghiệp tăng lại có thêm 0,37 ca tử vong/100.000 người do các loại bệnh ung thư. Nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ tử vong vì ung thư tăng khi chi tiêu y tế cộng đồng giảm.
Họ ước tính “cuộc khủng hoảng kinh tế 2008- 2010 liên quan đến khoảng 260.000 trường hợp tử vong do ung thư” trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). OECD có 34 nước thành viên bao gồm hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới, chẳng hạn như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản.
Đồng tác giả, giáo sư Rifat Atun của Đại học Harvard giải thích mối liên hệ giữa việc thiếu chăm sóc sức khỏe phổ quát và tử vong do ung thư. Ông nói: “Ở các nước không có bảo hiểm y tế toàn dân, việc tiếp cận với chăm sóc y tế thường được cung cấp thông qua gói hợp đồng lao động. Nếu không có việc làm, người bệnh có thể được chẩn đoán muộn, và phải đối mặt với điều trị kém hoặc chậm trễ”.
Trong bài bình luận về nghiên cứu nói trên, tiến sĩ Graham Colditz của Đại học Y Washington ở St Louis, tiến sĩ Karen M Emmons của Viện Nghiên cứu Quỹ Kaiser ở California, đã viết rằng nghiên cứu thêm vào các bằng chứng cho thấy "việc thực hiện phổ cập bảo hiểm y tế nhiều hơn nữa sẽ làm giảm số người mắc bệnh ung thư bằng cách khiến việc áp dụng các phương pháp điều trị và phòng ngừa nhanh chóng hơn”.
Từ nghiên cứu rộng khắp này, các nhà khoa học lên tiếng hi vọng chính phủ các nước quan tâm hơn đến hệ thống cung cấp bảo hiểm y tế cho người dân để họ được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe tốt, giảm thiểu tỉ lệ tử vong do ung thư.