Kiến là loài sâu bọ có tính xã hội và khả năng sống thành tập đoàn lớn lên tới hàng triệu con. Nhiều loài kiến vô hại với con người nhưng cũng có loài kiến độc có thể gây đau đớn thậm chí chết người.
Kiến, tên khoa học Formicida, là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng, lớp Sâu bọ. Đây là loài sâu bọ có tính xã hội có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất. Một số loài kiến độc tiêm chích nọc khi chúng cắn, có thể gây ra dị ứng rất nghiêm trọng ở người.
Kiến ba khoang
Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa Pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ. Khi bị kiến ba khoang bò lên người, nhẹ thì ngứa rát, nặng hơn thì sưng, phồng rộp, nhiễm trùng. Đặc biệt nếu độc tố dính vào mắt thì có thể gây bỏng mắt hoặc bị mù tạm thời.
Kiến ba khoang được coi là một loài kiến độc hại đối với con người
Loài kiến này có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh; cơ thể đôi khi màu cam tối màu, hay sậm màu và nhọn ở vùng bụng, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra). Một đôi cánh trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới cánh cứng.
Kiến đầu to
Theo TS Bùi Tuấn Việt, Viện Sinh thái – Tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), kiến đầu to là một trong 6 loại kiến gây hại có tính toàn cầu từng xuất hiện ở Việt Nam.
Kiến đầu to là một loài kiến độc và ăn thịt hung dữ
Đây là một loài kiến ăn thịt hung dữ đã tiêu diệt nhiều loài sinh vật bản địa bản địa như kiến, bọ cánh cứng, bướm đêm và nhện.
Kiến vàng
Đây là chủng loại kiến có sức tấn công rất mạnh và chủ yếu sống dựa vào việc ăn côn trùng. Kiến vàng cắn không gây nguy hiểm nhưng khiến người bị cắn có cảm giác ngứa lâu.
Kiến vàng cắn không gây nguy hiểm nhưng khiến người bị cắn có cảm giác ngứa lâu
Theo các nhà khoa học, lợi dụng kiến vàng Oecophylla để tiêu diệt côn trùng là phương pháp bảo đảm môi trường hơn, giá thành thấp hơn, hoa quả sản xuất ra có giá trị kinh tế hơn so với việc sử dụng thuốc trừ sâu.
Kiến lửa đỏ
Kiến lửa đỏ dài khoảng 3-6mm, là một loại khá nguy hiểm khi tấn công người. Những vết cắt từ kiến lửa gây đau nhức, phồng da và có thể gây chết người.
Kiến lửa đỏ rất độc đối với con người
Kiến lửa đỏ là loài côn trùng ăn thịt hung dữ, sinh sản nhanh, có số lượng lớn và luôn chiếm ưu thế về hầu hết các nguồn thức ăn. Do có nọc, chúng có thể đánh bại con mồi và đuổi những kẻ cạnh tranh là động vật có xương sống lớn hơn ra khỏi nguồn tài nguyên của nó. Thức ăn của chúng gồm động vật không xương sống, động vật có xương sống và thực vật. Nó là loài xâm lấn trầm trọng.
Kiến sư tử
Kiến sư tử phân bố trên khắp địa cầu, nhưng phổ biến nhất là ở các vùng đất cát và khô. Một số loài cúc sinh sống ở các vùng ôn đới lạnh.
Kiến sư tử khá hung dữ nhưng hơi lười nhác
Ấu trùng của kiến sư tử ăn các loài chân khớp nhỏ - chủ yếu là kiến. Trong khi đó, kiến sư tử trưởng thành ăn mật hoa, phấn hoa, hoặc một số loài thì ăn thịt các loại chân khớp nhỏ khác.
Nhện kiến
Nhện kiến có thể giả trang như kiến vàng
Nhện kiến có mùi nên giúp tránh và xua đuổi kẻ thù: Nhiều loài như chim, Ong bắp cày, kể cả nhện nhảy chúng rất ghét và sợ kiến, vì mùi axit formic, vì tính hiếu chiến của Kiến, do vậy, với hình dạng nầy, nhện kiến có thể đánh lừa và tránh được 1 số kẻ thù.
Kiến càng
Kiến càng với cặp càng luôn sẵn sàng chiến đấu
Kiến càng là một chi kiến trong phân họ Myrmicinae. Chúng thường sinh sống trong khu vực rừng ẩm ướt hoặc khô cằn. Kiến càng với ưu thế cặp càng to khỏe luôn sẵn sàng chiến đấu với mọi đối thủ nào ngán đường nó đi qua.