Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell vào ngày 16/10, các nhà khoa học tại ĐH Pennsylvania (Mỹ) phát hiện tàn dư của virus SARS-CoV-2 tồn tại trong ruột gây ra sự sụt giảm serotonin trong máu, một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến việc điều chỉnh tâm trạng và tiêu hóa cùng vô số chức năng khác, dẫn đến tình trạng COVID-19 kéo dài.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Đây là nghiên cứu ghi lại những thay đổi sinh học rõ rệt trong cơ thể của những người mắc COVID-19 kéo dài, mang đến những khám phá quan trọng về một tình trạng bệnh không thể phát hiện bằng các công cụ chẩn đoán tiêu chuẩn như tia X.

Nghiên cứu này cũng mở ra hướng điều trị tiềm năng, bao gồm cả thuốc tăng cường serotonin.
Hội chứng COVID-19 kéo dài ảnh hưởng đến khoảng từ 10–20% số người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, với các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và suy giảm nhận thức trong nhiều tháng hoặc thậm chínhiều nămsau khi nhiễm bệnh. Sương mù não là một trong những vấn đề phổ biến nhất, làm gián đoạn khả năng tập trung, suy nghĩ và ghi nhớ.

Nguồn: Science, Nytimes