Nghiên cứu đã xem xét Chỉ số thời tiết gây cháy - một thước đo gồm các điều kiện thời tiết mô tả nguy cơ cháy rừng - ở khu vực đông nam Úc. Đây là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các vụ cháy rừng 2019/2020. Nghiên cứu đã so sánh các điều kiện hiện nay với khí hậu vào khoảng năm 1900, sử dụng các quan sát và mô hình khí hậu.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét nhiệt cực đoan và hạn hán khí tượng (thời kỳ có lượng mưa thấp), những yếu tố quan trọng của Chỉ số thời tiết gây cháy.
Số tuần có nhiệt độ cao ở đông nam Úc, như trong tháng 12/2019, xuất hiện nhiều hơn gấp hai lần so với năm 1900 do ảnh hưởng của con người đối với khí hậu. Sóng nhiệt năm 2019/2020 ở đây nóng cũng hơn 1-2°C so với khoảng năm 1900.
Lượng mưa cực kỳ thấp có liên quan nhất đến thời tiết gây cháy. Mức độ cực đoan về khô hạn hàng năm ngày càng trở nên phổ biến, và theo hồ sơ ghi nhận được ở đông nam Úc năm 2019 là năm hạn nhất tính từ năm 1900.
Từ năm 1979, các điều kiện dẫn đến cháy rừng được mô tả bởi Chỉ số thời tiết gây cháy đã xấu đi nhanh hơn so với mô phỏng của các mô hình khí hậu. Trong khi các mô hình khí hậu cho thấy sự biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm tăng ít nhất 30% khả năng hỏa hoạn ở đông nam Úc, các nhà nghiên cứu kết luận rằng mức tăng thực sự có thể còn cao hơn.
Một số mối liên hệ khác giữa biến đổi khí hậu và nguy cơ hỏa hoạn ở Úc vượt quá phạm vi nghiên cứu, chẳng hạn như các nguồn gây cháy và những mùa cháy kéo dài làm giảm khả năng áp dụng biện pháp đốt trước để phòng chống cháy rừng.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi 17 tác giả từ Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan, Đại học New South Wales, Đại học Oxford, Viện Khoa học Khí quyển và Khí hậu Zurich, Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia Hoa Kỳ, Đại học công nghệ Delft.