Các nhà khoa học đang tiến hành một cuộc điều tra xem có phải những cơn bão Mặt trời là nguyên nhân khiến nhiều loài động vật bị mắc cạn.
Đã từ lâu hoạt động của Mặt trời được cho là nguyên nhân gây ra rất nhiều hiện tượng kỳ lạ, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu vai trò của Mặt trời với các hiện tượng này, trong đó đặc biệt là hiện tượng rất nhiều loài động vật dưới nước bị mắc cạn trên bờ.
Hiện tượng động vật mắc cạn có thể chỉ gồm vài 3 con, nhưng cũng có khi lên tới vài trăm con. Sự kiện lạ lùng này thường xảy ra ở New Zealand, Australia, bán đảo Cape Cod ở Massachussetts, Mỹ - những mới có đặc điểm vật lý khác biệt như bãi biển thoải, cát mịn.
Trước kia, có nhiều giả thuyết xung quanh việc hàng trăm con cá voi, cá heo hay cá heo mỏ tròn bị mắc cạn. Nhiều người cho rằng, việc sử dụng các thiết bị như máy ghi nhận âm thanh đa tia, máy quét đáy biển để vẽ bản đồ hoặc để tìm những ngư trường nhiều cá, đã khiến “hệ thống định vị” của chúng bị lỗi.
“Tuy vậy, những tác động do con người gây ra không thể giải thích được cho hầu hết các trường hợp động vật mắc cạn.
Giả thuyết về nguyên nhân gây ra hiện tượng một số loài vật bị mắc cạn còn bao gồm hiện tượng bất thường của từ trường, cùng các hiện tượng khí tượng khác như thủy triều đạt cực khi trăng non hay các trận bão ven biển làm các loài vật bị mất phương hướng.
Chúng tôi cho rằng do từ trường cảm biến ở các loài vật dùng để định hướng nên khi từ trường có hiện tượng bất thường, loài vật ít nhiều cũng bị ảnh hưởng” – đại diện Viện nghiên cứu Vật lý Thái Dương Học Heliophysics, NASA - Antti Pulkkinen cho hay.
Khi bão Mặt trời xảy ra, Mặt trời sẽ giải phóng ra các bong bóng khổng lồ mang điện tích. Hiện tượng này được cho là gây ảnh hưởng tới hệ thống vệ tinh quay quanh Trái đất cũng như các lưới điện vì các hạt điệc tích tác động vào từ quyển Trái đất.
Các nhà khoa học cũng cho rằng hiện tượng này có thể ảnh hưởng tới cả một số loài vật.
“Kết hợp giữa dữ liệu mà Antti đã thu thập được với những dữ liệu chuyên sâu của chúng tôi, chúng ta có thể tiến hành những phân tích nghiêm ngặt đầu tiên về mối liên hệ tiềm tang giữa việc mắc cạn hang loạt và các hiện tượng thời tiết không gian” - Desray Reeb, một nhà sinh vật biển thuộc Cục quản lý năng lượng biển (BOEM), Mỹ cho hay.
Hiện tại các nhà nghiên cứu đang tiến hành một chiến dịch phân tích dữ liệu khổng lồ, với sự tài trợ của BOEM và Quỹ sang tạo Khoa học của NASA.
Nghiên cứu này có thể được kéo dài tới tháng 9. Nó được kỳ vọng là sẽ giúp chúng ta có cái nhìn mới về hiện tượng động vật mắc cạn kỳ bí.
“Nếu chúng ta biết được mối liên hệ giữa 2 hiện tượng, chúng ta có thể sử dụng những dữ liệu quan sát được về bão mặt trời để cảnh báo sớm về hiện tượng động vật mắc cạn” – Katie Moore – Giám đốc Quỹ Bảo vệ Động vật thuộc Chương trình giải cứu động vật- cho hay.