Các công nghệ được xếp hạng định kỳ dựa trên tiêu chí về tiềm năng thay đổi thế giới và tính khả thi của chúng.

Đó là sáng tạo của các học giả tại Imperial Tech Foresight (ITF) – một tổ chức trực thuộc Đại học Imperial College London, lấy cảm hứng từ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhằm giới thiệu những công nghệ tiên tiến đột phá (vốn vô hình, mơ hồ và khó nắm bắt) theo cách chưa từng thấy. Các lĩnh vực sáng tạo trải dài từ ứng dụng thường nhật cho đến những điều gây sững sờ hay có tiềm năng đe dọa lớn.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố công nghệ. Ảnh: Science Alert.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố công nghệ. Ảnh: Science Alert.

Chẳng hạn, tiền điện tử (crytocurrency, ký hiệu là Cr) hiện đang là một phần của đời sống hiện đại, trong khi robot chiến đấu trên chiến trường (battlefield robot, ký hiệu là Br) nghe có vẻ như bước ra từ “Iron Man” trong series phim về các siêu anh hùng của vũ trụ Marvel.

Mỗi nguyên tố công nghệ sẽ được mã hóa bằng màu và phân chia thành ô trên hai trục. Trục Y biểu diễn tiêu chí xếp hạng dựa trên tiềm năng đột phá, từ cao đến thấp; trong khi trục X lại xác định khả năng trở thành hiện thực, sớm hay muộn.

- Những nguyên tố màu xanh lá cây ở góc dưới cùng bên trái là những công nghệ đang hiện hữu.
- Khối màu vàng là những thứ có thể xảy ra trong tương lai gần.
- Các nguyên tố màu đỏ chỉ những ý tưởng xa vời và phải mất ít nhất 20 năm nữa mới có thể trở thành sự thực.
- Khu vực cuối cùng tô màu xám là những lĩnh vực ngoài rìa, mà ITF xác định rằng “khả năng xảy ra không cao, nhưng không thực sự là hoàn toàn không thể.”
- Sau cùng, các nguyên tố đều được đánh số, liên quan đến ví dụ về ứng dụng công nghệ ngoài đời thực do ITF cung cấp.

Ngoài ra, nhưng công nghệ cũng được nhóm thành các chủ đề – chữ cái viết tắt ở phía dưới bên phải của từng ô, trong đó bao gồm những lĩnh vực như tự động hóa cùng cực (extreme automation) hay tăng cường khả năng con người (human augmentation).

Hai tác giả chính là Richard Watson và Anna Cupani đã tạo ra bảng xếp hạng trên sau khi đọc hết một danh sách khô khan về các công nghệ đang nổi trên Wikipedia. Họ đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia để giúp định hình bảng, và thử tạo một số bản nháp bằng cách ghi chú sau cho mỗi nguyên tố trước khi cùng đạt được sự đồng thuận về một phiên bản sau cùng.

Maria Jeansson, người từng làm việc với dự án, cho biết bảng xếp hạng được thiết kế để trở thành một công cụ trực quan giúp khởi đầu các cuộc trò chuyện. “Một số công ty, tổ chức đã sử dụng nó trong các buổi hội thảo nhằm nêu bật những điều họ nên nghĩ tới”, cô nói với Business Insider. Còn đối với một số khác, khi xem mọi thông tin trên đó, họ nói “không thể tưởng tượng được rằng chúng lại có ảnh hưởng đến mình như vậy.”

Nguồn:https://www.sciencealert.com/academics-ranked-future-tech-by-possibility-and-potential