Tất cả những người gặp vấn đề về tâm lý như tự luyến, rối loạn nhân cách hay ưa bạo lực đều có một điểm chung: tồn tại một "góc khuất đen tối" trong tính cách.

Phần "hắc ám" trong tính cách con người. Ảnh: Shutterstock.

Phần "hắc ám" trong tính cách con người. Ảnh: Shutterstock.

Một bài kiểm tra thiết kế bởi các nhà nghiên cứu tại đại học Copenhagen (đan mạch) đã tìm ra cách đánh giá mức độ tiêu cực này trong mỗi người. Kết quả nghiên cứu đã đăng tải trên tạp chí Psychological Review.

Các nghiên cứu đã gợi ý rằng những nét tính cách tiêu cực là biểu hiện của một xu hướng ngầm khi một người coi trọng bản thân mình hơn những người khác. Xu hướng ngầm này được gọi là "nhân tố D" và có thể được đánh giá bằng hệ thống bài kiểm tra do giáo sư tâm lý học Ingo Zettler và các đồng nghiệp tại đại học Copenhagen thiết kế. Có thể thực hiện bài kiểm tra online tại đây.

Tính cách tiêu cực

Nhân tố D được miêu tả trong nghiên cứu có nhiều điểm tương tự với khái niệm trí thông minh tổng quát, hay "nhân tố G". Nhân tố G là một con số bao quát chỉ số trí tuệ đo được qua các bài kiểm tra khác nhau. Chẳng hạn, những người có tư duy không gian tốt có xu hướng làm tốt các bài kiểm tra năng lực ngôn ngữ hoặc toán học. Chỉ số thông minh - hay nhân tố G - ở con người đã được áp dụng như một công cụ dự đoán về cuộc sống như độ thành công trong công việc, thu nhập hay sức khỏe.

Thông thường, các nhà nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào tối đa 3 nét tính cách tiêu cực cùng một lúc. Một trong những phương pháp phân nhóm phổ biến nhất dựa trên "bộ ba tính cách tiêu cực" (Dark Triad) bao gồm Narcissism - chứng quá yêu bản thân mình, Machiavelianism - không từ thủ đoạn để đạt mục đích, và Psychopathy (thái nhân cách) - thể hiện các hành vi nhẫn tâm và phản xã hội.

Danh sách này đã được Zettler mở rộng ra thành tổng cộng 9 nét tính cách tiêu cực, bao gồm tính vị kỷ (egoism), không chấp nhận những ràng buộc về đạo đức (moral disengagement), tự cho bản thân có quyền hơn người khác (psychological entitlement), lấy tổn thương người khác làm niềm vui (sadism), thù hằn (spitefulness) và tính tư lợi (self-interest).

Trong ba nghiên cứu được tiến hành riêng biệt, hàng nghìn người tham gia đã thực hiện các gói câu hỏi về tính cách trên mạng. Các nhà nghiên cứu sau đó thu thập một lượng dữ liệu về mỗi nét tính cách trên và dùng mô phỏng thống kê để tìm ra các tính cách có tần suất xảy ra trên cùng một người cao nhất.

Nhân tố "hắc ám"

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện các nét tính cách tiêu cực kể trên thường có xu hướng song hành với nhau. Trên thực tế, nhân tố D tiềm ẩn trong có thể ấn định một tính cách tiêu cực nói chung, kể cả khi thiếu đi một trong chín yếu tố kể trên,

Kể cả khi bỏ đi tất cả các câu hỏi liên quan tới tính cách thủ đoạn (Machiavellianism), hay thậm chí, bỏ qua 75% số câu hỏi một cách ngẫu nhiên cũng không gây nhiều thay đổi đến kết quả đo lường nhân tố D hay sự tiêu cực. điều này cho thấy nhân tố "hắc ám" D có thể là một thước đo tính cách hiệu quả. Theo Zettler, chỉ cần đánh giá yếu tố D là có thể có thông tin về xu hướng biểu hiện những hành vi đáng ngờ về mặt đạo đức tổng quát ở con người.

Các nhà khoa học trong nhóm của Zettler dự định sẽ nghiên cứu sự phát triển qua thời gian và các biểu hiện của nhân tố D trong các hoàn cảnh khác nhau, và xa hơn nữa là tìm ra mối liên hệ của nó với các hành vi nhất định.

Nguồn:https://www.livescience.com/63731-personality-test-dark-core-d-factor.html