Chính phủ Australia thông báo sẽ đầu tư khoảng 1,9 tỷ đô la Australia (tương đương 1,4 tỷ USD) trong vòng 12 năm tới vào hạng mục hạ tầng cơ sở nghiên cứu dùng chung- như các loại kính hiển vi, siêu máy tính, hệ thống quan sát đại dương và kính viễn vọng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, từ công nghệ nano đến hải dương học. Kinh phí mới này là khoản bổ sung vào tổng đầu tư 2,2 tỷ USD mà chính phủ Australia cam kết dành cho các cơ sở nghiên cứu và chương trình nghiên cứu trong hơn 10 năm. Kế hoạch này mà Australia đã thông báo vào tháng 12/2015.
Được tăng ngân sách nhiều nhất là y học, với khoảng 1,3 tỷ USD, cải thiện sức khỏe người dân và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp y tế.
Ngân sách còn bao gồm 26 triệu USD vốn mồi cho việc thành lập một cơ quan vũ trụ quốc gia. Andrew Dempster – giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Vũ trụ Australia ở Sydney, cho biết, cơ quan này cần sự hỗ trợ lâu dài của chính phủ vì “thời gian phát triển các chương trình vũ trụ còn dài hơn một kỳ bầu cử” đểđảm bảo cho Australia sự ảnh hưởng nhất định khi tương tác với những cơ quan vũ trụ của các quốc gia khác, như NASA hay Cơ quan vũ trụ Anh.
Ngân sách tăng thêm cũng được dành cho cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm 161 triệu USD trong vòng 4 năm để cải thiện độ chính xác của định vị vệ tinh khắp Australia. Bà Dubs cho biết, đầu tư cho cơ sở hạ tầng vũ trụ sẽ giúp thúc đẩy năng suất các ngành công nghiệp của đất nước.
Ngân sách cũng sẽ dành ra khoảng 4,5 triệu USD trong vòng 4 năm để khuyến khích phụ nữ tham gia nghiên cứu và làm việc trong các lĩnh vực KHCN, toán học và kỹ thuật.
Các nhà nghiên cứu trong phòng sạch tại trường Đại học New South Wales, Australia. Nguồn: Nature
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng nghiên cứu
Ngoài tuyên bố sẽ trang bị các siêu máy tính mới và nâng cấp Phòng thí nghiệm sức khỏe động vật Australia ở Geelong, chính phủ Australia chưa nói rõ sẽ đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng nào. Tuy nhiên Walker bình luận, việc gia tăng đầu tư có nghĩa là các cơ sở nghiên cứu có thể thu hút, bảo toàn lực lượng nhân viên giàu kinh nghiệm và đầu tư vào các công việc chính, nâng cấp thiết bị. “Không cơ sở nào được đầu tư như vậy trong những năm gần đây”, bà nhấn mạnh.
Hiện các cơ sở nghiên cứu dùng chung của Australia bao gồm 27 cơ sở - nơi hơn 35.000 nhà nghiên cứu Australia và quốctế sử dụng theo quy định trong Chiến lược cơ sở hạ tầng nghiên cứu hợp tác quốc gia (NCRIS), cũng như các cơ sở dùng chung lớn khác như Trung tâm máy gia tốc Synchrotron Australia ở Melbourne và Lò phản ứng nghiên cứu nước nhẹ kiểu bể bơi mở Australia (OPAL) gần Sydney.
Có một vấn đề tồn tại trong nhiều năm liền của khoa học Australia là chính phủ không có chiến lược đầu tư dài hạn cho các cơ sở nghiên cứu dùng chung này mà “chỉ đầu tư theo từng năm”, dẫn đến hậu quả là các cơ sở “rất dễ bị xuống cấp”, theo nhận xét của bà Walker. Thậm chí bế tắc chính trị vào năm 2015 giữa chính phủ Tony Abbott và Đảng Lao động đối lập khiến nhiều cơ sở nghiên cứu trong hệ thống của NCRIS gần như không còn kinh phí để mở cửa phòng thí nghiệm cũng như trả lương nhân viên.
Tình trạng này khiến Alan Finkel – một nhà khoa học hàng đầu của Australia, vào tháng 5/2017 đã đề xuất chính phủ đầu tư dài hạn vào hạ tầng khoa học trong 9 lĩnh vực chủ chốt, trong đó có sản xuất tiên tiến, sinh học phức hợp, hệ thống môi trường và trái đất, vật lý tiên tiến và vật lý thiên văn. Khi đó, các nhà nghiên cứu đã hy vọng chính quyền của Thủ tướng Malcolm Turnbull cũng như Đảng Tự do sẽ đón nhận đề xuất bằng một kế hoạch riêng cho cơ sở hạ tầng nghiên cứu trong ngân sách đầu tư cho khoa học năm 2018.
Và nay, các nhà khoa học đã có thể toại nguyện với kế hoạch mới của chính phủ.
Quan tâm đến môi trường
Chính phủ cũng đã phân bổ 500 triệu USD để hỗ trợ việc phục hồi rạn san hô Great Barrier Reef. Số tiền này đã được thông báo vào ngày 29/4, bao gồm 444 triệu USD cho Quỹ Great Barrier Reef trong năm 2017-2018 để giải quyết các vấn đề như sự xâm lấn của loài sao biển gai (Acanthaster planci) và ô nhiễm nước biển. Giữa những năm 2009 và 2016, Chính phủ Australia đã dành khoảng 500 triệu USD tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng nước quanh rạn san hô. Năm 2017, một nhóm các nhà khoa học đã kết luận là nhữngsáng kiến hiện tại không đủ để đạt được các mục tiêu quản lý chất lượng nước do chính phủ đặt ra.
Dẫu cho nhiều nhà khoa học vui mừng về khoản đầu tư mới nhưng một số khác lại cho rằng vẫn chưa đủ để giải quyết được vấn đề phục hồi rạn san hô. “Việc phân loại một vài con sao biển và một ngân sách không tương xứng cho chất lượng nước sẽ không đủ sức đối phó với nỗi nguy hiểm lớn nhất hiện nay – sự ấm lên toàn cầu”, nhà sinh học biển Terry Hughes – giám đốc Trung tâm xuất sắc về nghiên cứu san hô ARC tại trường Đại học James Cook ở Townsville, bình luận. Ông cho biết thêm: “Biến đổi khí hậu và việc khai thác nhiên liệu hóa thạch của Australia vẫn còn tiếp tục hiện hữu”.
Những điểm nhấn trong ngân sách dành cho KH&CN của Australia
- Kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng khoa học quốc gia gồm 1,9 tỷ USD trong vòng 12 năm, trong đó 393 USD được giải ngân trong vòng 5 năm, kể từ năm 2017/2018.
- Kế hoạch phát triển KH&CN hỗ trợ: 26 triệu USD trong vòng 4 năm để thành lập Cơ quan Vũ trụ Australia cùng với việc đầu tư 5 triệu USD mỗi năm trong ba năm liên tiếp để kết nối với các dự án vũ trụ quốc tế và thu hút đầu tư vào Australia; 4,5 triệu USD để khuyến khích các nhà nghiên cứu nữ theo đuổi giáo dục STEM; 25 triệu USD cho sáng kiến nghiên cứu về Học máy và trí tuệ nhân tạo.
- Kế hoạch Phát triển nền công nghiệp y tế và bảo vệ sức khỏe quốc gia gồm 1,3 tỷ USD trong vòng 10 năm với sự hỗ trợ của Quỹ Nghiên cứu Y học, bao gồm: 500 triệu USD cho sáng kiến Sức khỏe hệ gene để phát triển những phương pháp tiếp cận mới về y học chính xác để đối phó với bệnh tật trên diện rộng; 240 triệu USD cho chương trình Khoa học tiên tiến để hỗ trợ nghiên cứu và phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị các bệnh tâm thần.
- 20 triệu USD cho Chiến dịch đổi mới sáng tạo châu Á nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà nghiên cứu Australia trong hợp tác, phát triển sản phẩm nghiên cứu. |