Hình ảnh khói lan ra các vụ cháy rừng chụp qua vệ tinh của NASA
Vệ tinh NASA đã phát hiện hơn 117.000 điểm cháy rừng ở Indonesia trong năm nay dựa trên dữ liệu cháy rừng toàn cầu. Hầu hết các vụ cháy rừng xảy ra là do con người cố tình đốt rừng làm nương rẫy. Vụ việc đã kéo dài trong nhiều tháng nay và hàng ngàn hecta rừng đã bị thiêu trụi.
Hầu hết các đám cháy diễn ra ở đảo Sumatra và đảo Kalimantan. Khói, mù khô và mây khói đã ảnh hưởng rất nặng nề tới các quốc gia láng giềng như Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ở Sài Gòn ghi nhận hiện tượng mù khô kéo dài liên tiếp nhiều ngày gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Nhiều chuyến bay trong khu vực cũng phải tạm hoãn vì tầm nhìn cản trở xuống dưới 50m.
Ảnh vệ tinh các vụ cháy nhỏ đang diễn ra ở Indonesia
Hiện tượng sương mù và mù khô ở đảo Kalimantan đo được là 1.986 theo thang đánh giá ô nhiễm được cơ quan khí tượng học Indonesia công bố. Con số trên mức 350 được coi là nguy hiểm. Các nhà bảo vệ môi trường nói rằng cháy rừng ảnh hưởng tới 1/3 số lượng đười ươi đang sinh sống ở quốc đảo này.
Người đàn ông đang cố gắng dập lửa
Thảm cảnh sau vụ cháy rừng
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe người dân
Tầm nhìn khi tham gia giao thông cũng bị ảnh hưởng
Indonesia bỗng hóa “thành phố mù sương”
Mù khô che mờ các tòa nhà cao tầng ở TP.HCM. Ảnh chụp lúc 16h ngày 6.10.
Đám cháy từ các bãi lầy chứa than bùn sản sinh ra lượng khí CO2, methane gấp 10 lần so với cháy ở mặt đất. Năm 1997, một vụ cháy tại Indonesia ước tính sinh ra từ 13-40% lượng khí phát thải CO2 toàn cầu năm đó. Cơ quan NASA cảnh báo nếu không được kiểm soát, cháy rừng năm nay còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Bụi từ mù khô là bụi mịn PM2.5, rất dễ đi vào phổi. Nếu hít bụi này sẽ
ảnh hưởng tới sức khỏe bởi trong đó chứa nhiều chất ô nhiễm. Ngoài những
chất vô cơ, trong bụi PM2.5 còn có những chất hữu cơ độc hại gây ung
thư. |