Với mục đích tạo ra một sự khác biệt trong việc phục hồi các hoá thạch, các nhà khoa học đã làm sống lại một loài thằn lằn cổ đại dưới dạng… robot. Voi ma mút được cho sẽ là sinh vật tiếp theo được tái sinh dưới hình thức tương tự.
Sáng tạo đặc biệt của các nhà khoa học cho thấy chính xác cách con thằn lằn ban đầu di chuyển như thế nào.
Sinh vật gây tò mò đã được hồi sinh bằng cách sử dụng "kỹ thuật kiểu Hollywood". Các nhà khoa học đã sử dụng một hóa thạch được bảo quản đặc biệt.
Đầu tiên, các nhà khoa học đã "số hóa" mẫu hoá thạch sinh vật, sau đó làm động và biến nó thành mô hình kích thước thật.
Tên của con robot hoá thạch được gọi là OroBOT, được đặt theo tên của chính sinh vật. Orobot được cho có tổ tiên chung với thằn lằn, rắn, rùa, cá sấu, chim và động vật có vú.
Con thằn lằn robot dài khoảng 1,5m, nhưng chỉ nặng khoảng hơn 4kg. Nó có thân và đuôi dài, nhưng chân rất ngắn và hộp sọ nhỏ, với một số chuyên gia ví nó giống như một con cá sấu.
Tiến sĩ John Nyakatura, kỹ sư cơ sinh học và tác giả của nghiên cứu cho biết: "300 triệu năm tuổi, Orobot tuyệt chủng là một ứng cử viên quan trọng để hiểu được động vật có xương sống phát triển như thế nào. Nó liên kết động vật lưỡng cư với các loài bò sát và động vật có vú".
Để hồi sinh sinh vật, nhóm của Nyakatura đã sử dụng thêm các kỹ thuật làm phim hoạt hình tương tự như những thứ được sử dụng để tạo ra các quỷ lùn và loài Orc trong phim Chúa tể của những chiếc nhẫn và những con rồng trong seri phim Game of Thrones.
Theo Dantri