Các nhà khoa học đã có thể đưa tế bào macaca (một chi của loài linh trưởng thuộc họ khỉ) vào phôi lợn. Chỉ có hai trong số mười con lai có thể được sinh ra, chúng cũng không thể sống qua tuần đầu tiên, tuy nhiên, đây là một bước tiến lớn đối với việc cấy ghép nội tạng.
Về kích thước, nội tạng của lợn có thể so sánh với của người, do đó, các nhà nghiên cứu đã nhiều lần cố gắng tạo ra những tạng động vật như vậy để cấy ghép. Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học Trung Quốc đã có thể nuôi hai con lợn con với các tế bào của khỉ Cynomolgus (Macaca fascicularis).
Để làm điều này, các chuyên gia đã đặt các tế bào gốc macaca trong hơn 4.000 phôi nang - giai đoạn đầu phát triển của phôi ở động vật có vú. Tiếp theo, phôi nang với các tế bào macaca được đưa vào tử cung của lợn bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Chúng chỉ cộng sinh được trong mười con cái và chỉ hai con sinh ra được lợn con còn sống. Cả hai “con lai” đã chết trong tuần đầu tiên sau khi sinh.
Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn xác định đây là một thành công. Thực tế là các tế bào khỉ đã được tìm thấy trong hầu hết các mô của heo con, nhiều hơn so với các thí nghiệm trước đây, khi cấy các tế bào của người vào phôi nang lợn.
Những nghiên cứu như vậy đang được tư nhân thực hiện tại Hoa Kỳ, nhà nước không hỗ trợ vì lý do đạo đức: Điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả của những thí nghiệm như vậy thu được một con vật có bộ não con người? Cho đến nay, thí nghiệm của Ispisua Belmonte đã chỉ ra rằng mặc dù các tế bào của con người phát triển thành mô cơ và các mô của các cơ quan khác, không có phôi trong các mô của hệ thần kinh trung ương.
Mới đây, Tạp chí Cell đã công bố một bài báo, trong đó các nhà nghiên cứu đã mô tả kết quả của một thí nghiệm để thu được con lai chimera - phôi lợn với tế bào người. Trong tương lai xa, các nghiên cứu như vậy có thể cho phép sử dụng động vật như một loại lồng ấp để phát triển các bộ phận cơ thể người dùng trong cấy ghép.
Nhu cầu ghép tạng luôn cao hơn nhiều lần so với nguồn cung, và vẫn còn tình trạng phạm pháp trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng. Vấn đề ghép tạng có thể được thực hiện bằng cách nuôi các bộ phận cơ thể người ở các động vật khác. Những con lai chimera được tạo ra bằng cách đưa tế bào của một loài vào cơ thể của loài khác trong giai đoạn đầu phát triển phôi thai. Ví dụ, vào năm 1984, khi trộn các tế bào phôi ở các giai đoạn phát triển khác nhau, các nhà khoa học đã có thể tạo được một con lai chimera của dê và cừu.
Nỗ lực tạo ra những động vật mang các tế bào của con người thu được ít thành công hơn. Ví dụ, vào năm 2009, các nhà khoa học từ Hãng Công nghệ tế bào tiên tiến (Advanced Cell Technology), trong khi cố gắng tạo ra những con lai (người và bò, người và chuột, người và thỏ), đã phát hiện ra rằng tối đa phôi phát triển là 16 tế bào. Họ đã sử dụng phương pháp thay thế nhân tế bào soma. Nó cũng được sử dụng để nhân bản vô tính cừu Dolly, bao gồm việc loại bỏ nhân chứa phân tử DNA khỏi trứng và đặt nhân của một tế bào soma khác (không sinh sản).
Nguồn:https://www.livescience.com/first-monkey-pig-chimeras-born-in-china.html
Phạm Nhật theo Livescience & Sciencealert