Trong nhiều năm, các nhà khoa học môi trường đã không ngừng đặt ra câu hỏi: Thế giới đã cấm sử dụng nhiều hợp chất làm suy giảm tầng ôzôn từ năm 2010. Vậy tại sao mức phát thải toàn cầu vẫn còn quá cao.
Mọi thứ bắt đầu sáng tỏ vào tháng Sáu. Đó là khi tờ New York Times công bố một cuộc điều tra về vấn đề này.
Kết quả cho thấy Trung Quốc, chính là nguyên nhân cho những phát thải bí ẩn này. Nghiên cứu đó là một bằng chứng xác thực giúp các nhà khoa học khẳng định chắc chắn thêm, Trung Quốc đang là nguyên nhân đáng chú ý làm to thêm lỗ thủng tầng ôzôn.
Trong một bài báo được công bố gần đây trên tạp chí Geophysical Research Letters, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế xác nhận rằng phía đông Trung Quốc là nguồn của ít nhất một nửa trong số 40.000 tấn khí thải cacbon hiện đang xâm nhập vào khí quyển mỗi năm.
Họ đã tìm ra điều này bằng cách sử dụng kết hợp dữ liệu tập trung khí quyển trên mặt đất và trên không từ gần bán đảo Triều Tiên.
Họ cũng dựa vào hai mô hình mô phỏng cách các luồng khí sẽ di chuyển vào trong khí quyển.
Mặc dù họ có thể thu hẹp phạm vi, xác định được nguồn gốc của những luồng khí này là từ Trung Quốc, nhưng các nhà nghiên cứu đã không thể phát hiện chính xác ai đang phá luật cấm và liệu họ có biết về thiệt hại mà họ đang làm hay không.
Điểm đáng lưu ý
Đồng tác giả Matt Rigby cho biết trong một thông cáo báo chí: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vị trí của khí thải carbon phát ra từ đâu”.
“Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa biết các quy trình hoặc ngành công nghiệp nào đáng phải chịu trách nhiệm này. Điều này là vô cùng quan trọng bởi vì chúng tôi cần phải biết số lượng khí thải lớn này đang được xả ra một cách vô tình hay cố ý”.
Nếu chúng ta có thể xác định nguồn gốc của các phát thải này, chúng ta có thể bắt tay ngay vào công việc để ngăn chặn chúng và chữa lành ôzôn. Và cũng có thể rằng chúng tôi sẽ phải mất gần một thập kỷ để từng bước sửa chữa tầng ôzôn như thế, nên thực sự không nên lãng phí thêm một giây phút nào nữa.
Theo Dantri