Người Czech đứng thứ 4 thế giới về số lượng sách sở hữu trong mỗi gia đình. Nguồn:news.expats.cz
Có bao giờ bạn nghĩ rằng mình có nhiều sách hơn một thiếu niên Estonia?
Nếu bạn sống ở một đất nước nói tiếng Anh, câu trả lời có lẽ là không.
Một công bố do các nhà nghiên cứu tại trường đại học quốc gia Australia và trường đại học Nevada (Mỹ) đã phát hiện những quốc gia có những kẻ mọt sách hàng đầu thế giới, và phát hiện ra, lớn lên trong gia đình càng có nhiều sách, dẫu cho không cần thiết đọc nhiều, thì việc cải thiện kết quả học tâp là điều rõ ràng.
Trên thực tế, họ tìm ra những người trường thành từng tốt nghiệp đại học nhưng lớn lên trong những ngôi nhà ít sách thì chỉ đạt trình độ đọc viết tương đương với người chỉ tốt nghiệp lớp 9 nhưng lớn lên trong nhà có nhiều sách.
Nghiên cứu “Scholarly culture: How books in adolescence enhance adult literacy, numeracy and technology skills in 31 societies” được xuất bản trên tạp chí Social Science Research của nhà xuất bản Elservier, đã xác định được số lượng sách gia đình mà mỗi người ở độ tuổi có mối liên hệ trực tiếp và mang tính tích cực với khả năng đọc viết, tính toán và kỹ năng IT trong những năm sau – điều này độc lập với việc họ học tập như thế nào ở bậc THPT hay họ có đọc thường xuyên khi trưởng thành hay không.
Họ phân tích dữ liệu từ Chương trình đánh giá năng lực quốc tế của tổ chức OECD thực hiện từ năm 2011 đến 2015 với sự tham gia của những người thuộc độ tuổi 25 đến 65 ở 31 quốc gia, trong đó bao gồm Mỹ, Canada, Australia, Đức, Pháp, Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả những người được hỏi là có bao nhiêu sách trong nhà khi họ 16 tuổi.
Tính trung bình, người Australia có khoảng 148 cuốn sách/gia đình nhưng 35% số người tham gia trả lời thì chỉ sở hữu 65 cuốn. Người Estonia dẫn đầu thế giới với số lượng trung bình 218 cuốn, và 35% người sở hữu 350 cuốn hoặc nhiều hơn. Trung bình người Nauy có 212 cuốn, Thụy Điển 210, Czech 204, vượt qua những quốc gia nói tiếng Anh như Anh 143, Mỹ 114. Thổ Nhĩ Kỳ có số lượng thấp nhất 27 cuốn với 60% cho biết nhà họ chỉ có duy nhất năm cuốn.
Tác giả chính của công bố, TS. Joanna Sikora của trường đại học quốc gia Australia, cho biết, việc tiếp xúc với sách khi còn ít tuổi sẽ xếp đặt nền móng cho một "văn hóa học thuật", yếu tố góp phần đem lại những cải thiện về học tập trong suốt cuộc đời, bất kể sống ở xã hội tiên tiến hay không.
Lợi ích mà các cuốn sách đem lại có tính nhất quán trên toàn thế giới, và độc lập với trình độ giáo dục mỗi người được hưởng, độc lập với cả nghề nghiệp khi trưởng thành, giới tính, độ tuổi hay trình độ giáo dục của cha mẹ họ.
Hãy nhìn vào dữ liệu của Australia nơi các nhà nghiên cứu có nhiều chi tiết bổ sung hơn, họ còn tìm ra xu hướng tương tự khi đọc sách liên quan đến sự giàu có, IQ và điểm số ở trường.
“Dù chúng ta bị điều gì đó chi phối thì chúng ta vẫn luôn luôn có được sự thuận lợi khi lớn lên cùng những cuốn sách”, Sikora nói.
Nhiều nghiên cứu trước đó đã tìm thấy sự liên hệ giữa việc đọc sách giải trí và kết quả học tập, và giữa việc lớn lên với các cuốn sách và khả năng kiếm tiền khi trưởng thành nhưng nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ dễ nhận thấy ở nhiều quốc gia, và lâu hơn khi bước vào tuổi trưởng thành.
Khi phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã thấy tác động tích cực của sách với những người sống trong hoan cảnh bất lợi ở mức lớn nhất, điều đó có nghĩa là những gia đình có mức thu nhập thấp cũng có thể thu hẹp được khoảng cách giáo dục khi tạo điều kiện cho con cái tiếp xúc với nhiều sách hơn trong chính nhà mình.
“Giỏi đọc viết, ham thích đọc sách từ tuổi thiếu niên sẽ đem đến một lợi thế trong giáo dục”, công bố chỉ ra.
Sikora cho biết thêm, bà và đồng nghiệp rất ngạc nhiên khi thấy những cuốn sách trong thư viện gia đình lại dẫn đến sự cải thiện về toán học và các kỹ năng IT.
“Xu hướng thông thường cứ cho rằng đây là kỹ năng khác biệt với đọc sách, hoặc bạn là người biết nhiều từ ngữ hoặc là người thạo về các con số. Nhưng nếu dữ liệu này nói cho chúng tôi biết điều gì thì đây không phải là trường hợp đó. Chúng tôi không hề chờ đợi sẽ tìm thấy điều này. Dữ liệu cho thấy: nếu đọc nhiều sách khi còn nhỏ, bạn sẽ có khả năng đọc tốt nhiều sách sau này. Bạn sẽ có trình độ đọc viết tốt trong lĩnh vực hoàn toàn khác biệt, lĩnh vực số”.
Dẫu sau, TS. Sikora nhấn mạnh là chỉ riêng đọc sách không đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại nhiều ích lợi cho con người. “Thật khó để cha mẹ giới thiệu một cuốn sách và bảo ‘hãy đọc nhiều đi’. Còn có nhiều thứ tác động nữa. Đó còn là một chỉnh thể bao quanh các cuốn sách và việc đọc. Thật quan trọng khi bọn trẻ thấy cha mẹ mình và những người quanh mình đọc sách”.