Sau khi uống rượu và ăn mì trường thọ, hoàng hậu sẽ theo quy tắc truyền thống trút bỏ xiêm y trước rồi lên giường, sau đó hoàng đế mới cởi bỏ long bào lên sau.
Đối với bất cứ vương phi nào, đêm động phòng cùng với nhà vua luôn là giây phút vô cùng vinh dự và trọng đại của cuộc đời. Những hoàng đế cổ xưa thường sở hữu tam cung, lục viện, thất thập nhị phi (72 cung phi), nhưng thông thường trong cuộc đời mỗi hoàng đế chỉ được kết hôn một lần chính thức và được gọi là “đại hôn”. Mặc dù vậy, cũng có những ngoại lệ khi hoàng hậu bị truất ngôi thì nhà vua có thể tái hôn lần hai, như vậy cũng đồng nghĩa với việc một mỹ nữ nào đó sẽ được tận hưởng đại ân động phòng hoa chúc với nhà vua.
Mỹ nữ xinh đẹp sau khi thành thân với nhà vua sẽ trở thành hoàng hậu mẫu nghĩa thiên hạ, bởi vậy trình tự và thủ tục kết hôn cũng khác với dân thường. Thông thường phải tuân theo “lục lễ” được quy định trong “lễ kí”, bao gồm nạp thái (đưa lễ vật vào ăn hỏi), vấn danh (hỏi tên), nạp chính (nộp tiền), cáo kỳ (chọn ngày), thân nghênh (đón dâu). Nhưng hôn lễ của hoàng đế sẽ khác ở chỗ nghi thức hôn lễ sẽ long trọng và cầu kỳ hơn rất nhiều. Gia đình mỹ nữ được chọn làm hoàng hậu cũng sẽ nhận được lễ vật nhà vua ban tặng, nhưng tuyệt đối không có chuyện hoàng đế đích thân đến rước dâu mà cử người nhà của hoàng hậu long trọng tới rước và lễ vật thường sẽ vô cùng hậu hĩnh.
Cũng giống như những đôi uyên ương khác, hoàng đế và tân vương phi cũng sẽ trải qua đêm động phòng hoa chúc. Nơi hoàng đế và hoàng hậu động phòng vốn không phải là trong phòng ngủ của hoàng đế, cũng không có nơi cố định để động phòng, mà thường sẽ động phòng tại nơi cử hành nghi thức thành thân.
Hoàng đế của triều Minh và triều Thanh thường cử hành lễ thành thân tại cung Khôn Ninh. Cung Khôn Ninh là cung thứ ba trong số ba cung của hậu cung, trong thời nhà Minh thì đây vốn là tẩm cung của hoàng hậu. Trong thời nhà Thanh lại xây dựng hai gian phía đông hoàng cung thành gian động phòng trong đại hôn của hoàng đế, năm gian phía tây hoàng cung lại được xây dựng thành nơi tế lễ. Nghi lễ nghênh đón hoàng hậu của đại đế triều Thanh khá long trọng và cũng vô cùng cầu kỳ. Hoàng hậu được kiệu từ Đại Thanh Môn qua Thiên An Môn, Ngọ Môn cho tới tận hậu cung. Còn những thứ phi bình thường chỉ được đi qua cửa sau của Tử Cấm Thành.
Gian động phòng của hoàng đế và hoàng hậu nghiễm nhiên xa hoa hơn dân thường rất nhiều, nhưng cũng không thể thiếu tập tục dán chữ song hỷ và câu đối chúc mừng. Màu sắc trong gian động phòng vẫn là màu đỏ truyền thống. Trên giường tân hôn sẽ có một bộ chăn đệm màu đỏ “bách tử” được thêu hình một đứa trẻ thần thái phi phàm bởi hoàng gia cũng mong muốn “đông con nhiều phúc”.
Trong thời Tùy Đường, gian động phòng trong đại hoàng cung không chỉ trải thảm mà còn thiết kế rất nhiều tấm bình phong, đại hỷ long được bày biện khắp nơi, có thể thấy thời đó tính riêng tư lúc động phòng rất được coi trọng và đề cao. Bước vào công đoạn quan trọng nhất của đêm động phòng, tất nhiên sẽ không có màn “náo loạn động phòng” như phong tục truyền thống của người Trung Hoa nhưng có những lễ nghĩa cũng không thể bỏ qua. Vậy bước vào công đoạn này, hoàng đế và hoàng hậu sẽ làm gì đây?
Nếu hoàng đế và hoàng hậu còn điều gì muốn nói thì phải nói cho bằng hết, sau đó họ sẽ cùng nhau ngoắc tay uống rượu. Sau màn uống rượu ân tình này sẽ là màn lên giường. Nhưng hoàng thượng làm tân lang cũng không thể tùy tiện lên giường mà phải phân thứ tự trình tự trước sau. Hoàng đế nhà Đường sau khi thành thân sẽ lên giường như sau: quỳ hướng về phía bắc và nói “lễ tốt, hưng”, thượng công sẽ dẫn hoàng đế vào đông phòng trút bỏ y phục sau đó sẽ dẫn hoàng hậu vào, trút bỏ xiêm y, đến lúc này mới dành khuê phòng lại cho hai người động phòng.
Còn thời triều Thanh, sau khi hoàng hậu vào gian động phòng chưa được bao lâu, hoàng đế mặc áo long bào sẽ được đưa tới cung Càn Khôn. Hoàng đế sẽ gỡ tấm khăn trùm mặt của hoàng hậu xuống và cả hai cùng ngồi trên giường hỷ. Cung nữ sẽ đặt chậu đồng và chiếc hộp hình tròn phía đầu giường bên trong có đựng một món ăn giống sủi cảo với tên gọi “tử tôn thịnh vượng”. Sau đó cả hai ngồi vào bàn tiệc uống rượu. Lúc này ngoài cửa sổ sẽ có một người phụ nữ hát vang bài hát “giao chúc ca”. Sau khi uống rượu và ăn mì trường thọ xong, hoàng hậu sẽ theo quy tắc truyền thống trút bỏ xiêm y trước rồi lên giường, sau đó hoàng đế mới cởi bỏ long bào lên sau. Đến lúc này hoàng đế và hoàng hậu mới thực sự được hưởng thụ “cá nước vui hoan”.
Dù có long trọng và cầu kỳ nhường vậy, nhưng cõi đời tất yếu vẫn còn những cuộc hôn nhân gượng ép và oan trái, đến cả những bậc đế vương đôi khi cũng không thoát khỏi điều muộn phiền đó nên có những hoàng đế và hoàng hậu khó có thể được hưởng trụ trọn vẹn “cá nước vui hoan” trong đêm động phòng hoa chúc.
Kinh hoàng tần xuất "mây mưa" của vua chúa Trung Quốc
Người hiếu sắc nhất trong thiên hạ có lẽ thuộc về Đông Hán Linh Đế Lưu Hoành. Khi lập vị mới tròn 12 tuổi nhưng đã biết thèm khát đàn bà. Cùng với năm tháng lớn lên thì hứng thú thể xác với đàn bà của ông ta ngày càng được bộc lộ khiến người khác phải kinh ngạc.
Ông ta hạ lệnh tất cả các phi tần và cung nữ trong cung đều phải mặc quần yếm (váy) chỉ đơn giản là tiện cho lúc được lâm hạnh, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả. Nếu chúng ta xem nhật ký cuộc sống hàng ngày do Trịnh Huyền ghi chép trong “ Chu lễ” thì thấy đáng kinh ngạc. “Nữ ngự gồm 81 người 9 đêm. Thế phu 27 người 3 đêm. 9 vị tần một đêm, 3 phu nhân một đêm, hoàng hậu một đêm. Chỉ trong vòng có nửa tháng mà lâm hạnh hơn 100 mỹ nữ thì đúng là nhiệm vụ vô cùng gian khổ và sức lực vô biên.
Điều đáng kinh ngạc là Hán Linh Đế còn nghĩ ra những chiêu hưởng lạc vô cùng quái đản. Năm 186 công nguyên, ông ta hạ lệnh xây hơn 1.000 căn phòng ở Tây Viên, cho đào hào dẫn nước đến từng bậc cửa và cho chảy tràn ra khắp nơi, trong kênh nước cho trồng loài hoa sen do Nam quốc tiến cống, toàn vườn hoa cảnh sắc như tiên giới. Hán Linh Đế lệnh cho cung nữ khỏa thân xuống kênh vui đùa với ông ta. Có lúc cao hứng hoàng đế cũng trút bỏ hoàng bào nhập cuộc với các nàng cùng chơi trò du long hí phượng.
Hán Linh Đế và cung nữ thường xuyên tổ chức uống rượu thâu đêm, suốt sáng trong Khỏa Du quán. Để biết giờ giấc, ông ta hạ lệnh cho xây một Kê Minh Đường ngay phía bắc Khỏa Du quán để có thể thông qua tiếng gà gáy định hình thời gian. Nhưng đám nội thị lại tranh nhau học tiếng gà gáy nên tạo ra âm thanh thật giả hỗn loạn không còn biết đâu là ngày đêm. Cứ như thế, ngày nối ngày trong mơ màng, lúc mê lúc tỉnh chìm đắm trong tửu sắc.
Sau khi bận rộn Nam chinh Bắc phạt thống nhất thiên hạ, ông ta đã lên kế hoạch độc chiếm mỹ nhân trong nhân gian. Đích thân ông ta đứng tuyển chọn mỹ nữ. Tất cả các quan viên trong triều ai có con gái chưa chồng đều phải dẫn đến ghi danh bất kể xấu đẹp, ai giấu sẽ bị phạt tội chết. Đợt tuyển cung nữ quy mô được ví như Hàn Tín tuyển binh, đã có đến 5.000 cung nữ được tuyển chọn, chỉ trong chốc lát hậu cung trở thành thế giới của đàn bà và biển cả của sắc đẹp.
Cứ thế, ông ta và đám cung nữ cả ngày quấn quýt vui thú hưởng lạc như chốn thần tiên. Nhưng giai nhân nhiều như mây khói biết chọn ai để sủng hạnh. Ông ta bèn nghĩ ra một kế vô cùng hài hước phong cho dê thành Dương quan, mỗi tối nếu con dê dừng lại ở trước cửa phòng ai thì ông ta sẽ qua đêm ở đó. Dương quan trở thành bảo bối và được cung nữ săn đón kĩ lưỡng và nghĩ ra đủ các chiêu để quyến rũ con dê chứ không phải là hoàng thượng. Có cung nữ không hiểu nghe đâu rằng dê rất thích ăn muối nên vãi chút muối trước nhà chỉ cần Dương quan đi qua tất sẽ phải dừng lại. Nhưng bí quyết này cũng chẳng giữ được bao lâu thì ai cũng biết nên hậu cung khắp nơi đều có muối, vì thế đã vô tình giết chết mấy chục Dương quan của triều đình.
Thời Nam triều, Tống Hiếu Vũ Lưu Tuấn hoàng đế (430-464) năm 24 tuổi đã giết chết huynh đệ để lên ngôi. Ông ta là vị hoàng đế vừa háo sắc vừa vô đạo đức nổi tiếng trong lịch sử, loạn luân với 4 nàng em họ, ông ta cho triệu các nàng vào cung để ngày đêm cùng vui thú, nhưng điều đáng ghê tởm là ngay đến mẹ đẻ và thái hậu ông ta cũng không tha.
Đường Cao Trung Lý Trị (628-683) khi còn đang là thái tử đã từng có quan hệ tình ái với Võ Mỵ Nương-tài nhân của cha là Lý Thế Dân. Sau khi kế vị đã đưa Võ Mỵ đang tu tại chùa Cảm Nghiệp hoàn tục về cung và nạp thành Chiêu Nghi và cuối cùng là tấn phong thành hoàng hậu, đang từ thân phận thứ mẫu giờ trở thành thê tử.
Hậu Lương Thái Tổ Chu Toàn Trung (852-912) vô cùng tàn bạo, coi người như cỏ rác, hoang dâm vô độ, bất kể là vợ của con nuôi hay con đẻ nếu đã thích đều triệu kiến thị tẩm, ngang nhiên loạn luân như súc vật. Con đẻ của ông ta vì muốn tranh sủng cũng tình nguyện hiến vợ mình cho cha để dò la tin tức nhằm tranh đoạt đoạt vị và cuối cùng ông ta đã bị chính đứa con trai thứ 3 của mình là Chu Hữu Khuê giết chết.
Đây có thể coi là những tấm gương điển hình về những ông hoàng phong lưu vô đối. Nhưng đó là lịch sử còn nếu thời đại ngày nay, giả thiết chúng ta cũng có được cơ hội được làm hoàng thượng, chỉ dưới trời mà trên vạn người, có tiền có quyền liệu rằng chúng ta cũng có tư tưởng “ không phong lưu uổng thời gian, đêm xuân ngắn ngủi tựa ngàn vàng, lúc này không chơi thì hối hận, đợi đến bao giờ đợi được không?
Lịch trình ân sủng mỹ nữ của vua chúa Trung Quốc
Vào thế kỷ 10, lịch được sử dụng để quyết định thời gian sinh hoạt tình dục của vua chúa với các phi tần, mỹ nữ. Một số thái giám có nhiệm vụ ghi chép chuyện giường chiếu của vua chúa Trung Quốc với các mỹ nhân.
Vào thời cổ xưa, những người trong cung cấm Trung Quốc tin rằng, phụ nữ có khả năng thụ thai khá cao vào những đêm gần thời điểm trăng tròn. Khi đó, Âm đại diện cho phụ nữ sẽ phù hợp và đủ mạnh để phù hợp với sức mạnh của Dương hay nam giới nói chung, hoàng đế nói riêng.
Nếu như thai nhi được tạo thành trong khoảng thời gian đó thì khi chào đời, những đứa trẻ sẽ trở nên mạnh mẽ, cường tráng và có những phẩm chất tốt. Chính vì vậy, hoàng đế Trung Quốc thường ân sủng hoàng hậu trong khoảng thời gian gần điểm trăng tròn nhất.
Kế đến, các phi tần, mỹ nữ khác trong hậu cung của vua chúa sẽ được nhà vua ân sủng lần lượt theo mức độ khác nhau gần thời điểm trăng tròn nhất.
Thỉnh thoảng, hoàng đế Trung Quốc thích một mỹ nhân nào thường sai thái giám mang người đó đến tẩm cung của mình để lâm hạnh.
Sau đó, các thái giám sẽ ghi chính xác thời điểm mà hoàng đế ân sủng mỹ nữ vào ngày nào, trong thời gian bao lâu... để sau này xác định chính xác những đứa trẻ được các phi tần, mỹ nữ trên sinh ra có phải là máu mủ của đấng quân vương ấy hay không.
Uống máu thú để tăng cường “xung trận”?
Các cung tần mỹ nữ phục vụ hoàng đế Trung Hoa (Ảnh minh họa).
Sách Hán Thư có chép: “Lưu Hạ chỉ giữ ngọc tỉ 27 ngày nhưng đã làm tổng cộng 1.127 chuyện hoang dâm tày đình, bình quân mỗi ngày làm 4 việc bừa bãi”. Trong lịch sử hậu cung Trung Quốc, chưa có ông vua nào lại tại vị trong thời gian ngắn ngủi như vậy và càng không có vị Hoàng đế nào bì kịp với mức độ hoang dâm vô độ của vị Hoàng đế thứ 9 triều Tây Hán này…
Thường ngày, Lưu Hạ ở nơi đất phong của mình sống cuộc sống xa xỉ, hoang dâm. Bất kể là khi ông mình là Hán Vũ Đế băng hà hay Hán Chiêu Đế qua đời, Lưu Hạ không mảy may để ý tới, ngược lại, y vẫn như thường ngày, tổ chức săn bắn, yến tiệc, ca hát vui đùa, hưởng lạc. Việc một kẻ vô học, chỉ thích ăn chơi, phóng đãng như Lưu Hạ có thể ngồi lên được ngai vàng của Hoàng đế là câu chuyện hài kịch đầy sự mỉa mai.
Suốt 27 ngày trị vì đất nước, Lưu Hạ cũng chẳng bao giờ cùng các đại thần bàn luận việc triều chính mà đem toàn bộ thuộc hạ phục vụ việc săn bắn, ăn chơi. Nhiều người tin rằng, chính nhờ sở thích săn bắn và uống máu thú rừng mà Lưu Hạ mới luôn giữ được bản lĩnh trong các cuộc ăn chơi trác táng như vậy.
Tuy nhiên, nói về việc này, theo giải thích của các bác sĩ, một số loài động vật như rắn sẽ có một thời kỳ mang hàm lượng độc tố cao trong máu. Chính vì vậy, người uống huyết động vật cũng vô tình đưa độc tố vào cơ thể mình. Những người bị viêm lợi, viêm hầu họng, xuất huyết đường tiêu hóa… độc tố dễ ngấm vào máu hơn. Nếu hàm lượng chất độc nhỏ sẽ gây kích thích tim, hoại tử các vết thương, các điểm bị viêm nhiễm, dẫn đến nhiễm trùng kỵ khí; hàm lượng chất độc lớn có thể gây tử vong.
Ngoài ra, trong máu động vật còn có nhiều loại vi khuẩn ký sinh như tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus Aureus), vi khuẩn salmonella, vi khuẩn shigella và các loại vi-rút gây bệnh mà các loại rượu có nồng độ cồn từ 29 - 400, nhất là khi đã ngâm hoặc pha huyết rắn, không thể diệt được độc tố, vi khuẩn có trong các loại máu.
“Về phương diện y học thì chưa có cơ sở nào cho thấy, máu động vật có tác dụng trong việc tăng cường sinh lý con người. Thực tế, trong máu tươi một số loài có chứa vi khuẩn gây bệnh rất nguy hiểm. Chính vì vậy, người dân không nên nghe theo những quan niệm được thổi phồng mà làm hại chính sức khoẻ của mình”, bác sĩ Nguyễn Công Doanh, Trưởng khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Lương y Nguyễn Đăng Thành cho rằng, trong y học cổ truyền, thức ăn và con người đều được chia thành hai loại: “Nóng” và “lạnh”. Để có sức khỏe và cơ thể tốt, con người cần phải cân bằng được hai phần này. Máu hươu có tính nhiệt, vì thế sẽ không tốt cho những người có cơ địa nóng. Uống huyết tươi một số loài động vật như hươu, dê, rắn… có thể có tác dụng tức thì trong việc tăng cường sinh lý.
Tuy nhiên, tác dụng cũng không là bao và không hề có hiệu quả lâu dài. Trong Đông y, các sử liệu ghi lại cũng không có bài thuốc nào sử dụng vị huyết động vật cả. Việc nhiều người tin tưởng tác dụng bổ thận, tráng dương của máu động vật có lẽ là do tin vào tin đồn trong dân gian, không hề có cơ sở khoa học.