Phụ nữ Nhật Bản chủ động tặng quà cho nam giới trong ngày lễ Tình nhân 14/2, còn ở Nam Phi, phụ nữ viết tên người đàn ông mà họ thích ra giấy rồi ghim lên tay áo.
|
Phụ nữ Nhật Bản chủ động tặng những món quà đặc biệt tới người mình yêu trong ngày 14/2, thường là chocolate. Đến ngày 14/3, ngày lễ Tình nhân trắng, nam giới sẽ đáp lại lời bày tỏ của nữ giới với một món quà kèm chocolate. Ảnh: YouinJapan.
|
|
Nếu ngày 14/2 được coi là ngày lễ Tình nhân trên toàn thế giới thì ở Trung Quốc, người dân lấy ngày 7/7 âm lịch là ngày lễ cho riêng mình. Dựa trên chuyện tình Ngưu Lang - Chức Nữ, 7/7 là ngày cặp vợ chồng này gặp nhau trên cầu Ô Thước do những con quạ tạo thành, nối hai bờ của dải ngân hà. Ảnh: Bloomberg.
|
|
Vào dịp này, chính quyền Phillippines sẽ tổ chức đám cưới tập thể cho hàng trăm cặp đôi trên cả nước. Ảnh: Valentineday.
|
|
Saudi Arabia là một trong số các quốc gia nói không với ngày lễ Tình nhân. Các quan chức đưa ra các bộ luật nghiêm khắc để trừng phạt cặp đôi tổ chức ngày lễ này. Tuy nhiên, vẫn có những khu chợ đen bán hoa hồng, bưu thiếp cho những người yêu nhau. Ảnh: Mic.
|
|
Ở Ghana, 14/2 trở thành ngày Quốc gia chocolate, nhằm thúc đẩy ngành du lịch của đất nước sản xuất nhiều ca cao nhất thế giới này. Chocolate được thấy trên thực đơn, triển lãm hay các cuộc nói chuyện khắp đất nước. Ảnh: 7Stones Boracay Suites.
|
|
Người dân ở 2 quốc gia trên không coi ngày lễ này chỉ dành cho người mình yêu mà đây là ngày Tình bạn. Họ sẽ kỉ niệm tình bạn thay vì là tình yêu nam nữ chung. Ảnh: Timeandate.
|
|
Ở đất nước lãng mạn nhất thế giới, Pháp,người dân có truyền thống đặc biệt để kỷ niệm ngày này. Họ yêu cầu những người độc thân vào cùng căn nhà và đối mặt nhau. Hai người trong nhà sẽ luân phiên gọi người khác vào cho đến khi họ tìm thấy cặp cho mình. Nếu nam giới không thích người phụ nữ họ gặp thì chỉ cần rời đi. Những người phụ nữ không tìm được cặp cho mình sẽ cùng tụ họp lại và nhóm lửa, để đốt hoặc xé các bức ảnh người đàn ông từ chối họ. Việc này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến mức chính phủ Pháp đã phải cấm truyền thống này. Ảnh: Mic.
|
Theo VNExpress