Nhắc đến nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa, nhiều người nghĩ ngay đến một Võ hậu tài năng về chính trị nhưng tàn độc, mưu mô và xảo quyệt còn lưu truyền mãi về sau.
Từ hình tượng một Võ Mỵ Nương xảo quyệt trên màn ảnh
Trong bộ phim Võ Mỵ Nương truyền kỳ, hình tượng Võ Mỵ Nương (Phạm Băng Băng) được biên kịch cố gắng khắc họa nét ngây thơ, cả tin, thay vì đi sâu vào những vụ hãm hại chốn hậu cung, giết con ruột, người tình và lũng đoạn triều chính.
Nhân vật Võ Mỵ Nương được khai thác theo hướng tích cực và nhân văn.
Tuy vậy, những hành động bị đánh giá là tàn độc và thâm hiểm của Võ Mỵ Nương cũng được khai thác từ tập 70 trở đi (trong tổng số hơn 100 tập phim). Lúc này, Võ Mỵ Nương đã được phong chức Chiêu Nghi. Nàng lập kế hãm hại nhằm phế truất Vương hoàng hậu (Thi Thi)và Tiêu Thục Phi (Trương Hinh Dư) vì nghi hai người bày mưu ám sát con gái bà, công chúa An Định.
Thế nhưng sự thật lại không phải vậy, bởi kẻ thủ mưu giết hại hai người con của Võ Thị lại chính là công chúa Cao Dương (Mễ Lộ), người chị em luôn sát cánh cùng hội cùng thuyền với Mỵ Nương, thân thiết không kém Từ Huệ (Trương Băng Ninh) trước đây.
Rốt cuộc người hãm hại con Mỵ Nương lại chính là Cao Dương công chúa vẫn ngày ngày thân cận.
Rút cục, hai người phụ nữ được Mỵ Nương tin tưởng coi như ruột thịt đều đứng sau hãm hại nàng. Quá đau đớn và không thể tha thứ, Võ Thị đã ép Cao Dương phải thắt cổ tự tử.
Võ Mỵ Nương được phong hoàng hậu, nhiếp chính và phê tấu thay chồng Lý Trị (Lý Trị Đình) do thường xuyên mắc chứng phong đau đầu kinh niên.
Võ hậu đã loại bỏ được những mỹ nhân chốn hậu cung đáng gờm.
Ngay cả giường cột nhà Đường là Vô Kỵ cũng không thoát được tay Võ hậu.
Lúc này, những kẻ đối đầu với Võ hậu vẫn là bè phái của Trưởng tôn Vô Kỵ và thái tử nhiếp chính Lý Trung. Việc của Võ hậu là dàn xếp và trừ khử dần những kẻ ngáng đường của bà và công việc triều chính mà hai vợ chồng vẫn thống nhất với nhau.
Đến hình tượng Võ hậu giết con, giết người thân không gớm tay
Phế truất, hãm hại hoàng hậu
So với hình ảnh được khai thác theo hướng tích cực trong phim ảnh, ghi chép lịch sử và những câu chuyện dân gian về Võ Tắc Thiên lại hiện lên là một nữ nhân tài sắc vẹn toàn nhưng nham hiểm, độc ác và dâm đãng không ai lường.
Một nữ hoàng tế tài sắc và nham hiểm, tàn độc.
Hơn 10 ngày sau khi Mỵ Nương sinh hạ công chúa An Định cho nhà vua là Lý Cao Tông, hoàng hậu sang thăm. Nhân cơ hội này Mỵ Nương bóp mũi con đến chết rồi vu cho hoàng hậu. Những năm sau, Mỵ Nương lần lượt sinh con trai Hoằng, Hiền, Triết và Đán, vì thế càng được nhà vua ân sủng.
Năm 656, người ta đào được dưới gầm giường hoàng hậu hình nhân bằng gỗ khắc tên họ Cao tông với một cây sắt nhọn cắm vào tim. Tình ngay nhưng lý gian, hoàng hậu uất nghẹn không nói nên lời.
Võ Tắc Thiên lập mưu hãm hại Tiêu phi và Vương hoàng hậu.
Bị Mỵ Nương giật dây, Cao tông bất chấp triều đình, phế Vương hậu, phong Mỵ Nương làm chánh cung hoàng hậu. Năm ấy bà 33 tuổi, hơn vua 5 tuổi. Từ đây bà được đổi tên là Võ Tắc Thiên, tức Võ hậu.
Vương hậu và Tiêu phi bị giam vào lãnh cung. Có lần vua lén thăm hai người, Võ hậu biết chuyện đã ra lệnh đánh mỗi người một trăm roi, chặt hết tay chân, ngâm trong thùng rượu cho đến chết. Những cung nữ biết chuyện cũng bị Võ hậu cắt lưỡi để không thể nói ra bí mật động trời này.
Võ hậu đăng quang và lấn át chồng là vua Cao Tông.
Cao tông ngày càng sợ Võ hậu, bị khủng hoảng tinh thần nên mắc bệnh thần kinh, để mặc cho Võ hậu thao túng việc triều chính. Lúc này, cái gai trong mắt Võ hậu là Vô Kỵ (cậu ruột của vua) đã bị bà vu tội cấu kết với Lý Trung âm mưu làm phản. Võ hậu đày Vô Kỵ ra Quý Châu, sau đó ép ông phải tự thắt cổ chết. Trong khi thái tử Lý Trung (con nuôi của Vương hậu) vì là con vua nên được hưởng ân huệ tự treo cổ tự tử, bà lập con trưởng Lý Hoằng làm thái tử.
Đẩy hai anh cùng cha khác mẹ vào chỗ chết
Tại bữa tiệc gia đình ở trong cung, một trong hai người anh cùng cha khác mẹ của Võ hậu đã vô ý nói rằng họ làm quan là nhờ cha chứ không phải nhờ em làm hoàng hậu.
Ngay đến con đẻ mà Võ hậu cũng không tha.
Tức giận, Võ hậu đuổi hai anh tới biên tái, một người chết ở Lũng Châu, người còn lại ít lâu sau bị buộc tội phản nghịch và bị xử tử.
Hạ sát chị ruột, cháu gái và anh họ
Khi Hàn quốc phu nhân (Hồ Lan), chị ruột Võ hậu, dắt theo cô con gái 18 tuổi San San vào thăm. Cao Tông tỏ ý mến mộ Hồ Lan nhưng bị Võ hậu biết được. Mấy ngày sau, bà Hồ nằm chết co quắp trong phòng riêng
Dịp lễ Phong sơn ở Sơn Đông, Võ hậu gặp hai người anh họ là Vị Lương và Hoài Nguyên đang làm quan tại đây. San San mừng rỡ gặp lại cậu, vô ý kể cho hai cậu nghe chuyện Võ hậu hại hai người anh cùng cha khác mẹ của bà và đầu độc mẹ nàng. Võ hậu biết được lập mưu hạ sát.
Võ Tắc Thiên xuống tay với cả người thân, anh em, con cháu trong nhà.
Bà cho mời hai anh họ về cung dự yến, dặn hai người mang vài món đặc sản của Sơn Đông để cùng ăn, nhưng lén bỏ thuốc độc vào. San San ăn phải, chết ngay tức khắc. Vua Cao tông tới, Võ hậu vin cớ buộc tội hai anh họ âm mưu giết vua nên sai ra chém. Võ hậu đã giết người diệt khẩu khi xuống tay với cả người thân.
Xuống tay hại con dâu và bốn con trai
Con trai thứ ba của Võ hậu tên Triết có vợ là Đào Phi. Mẹ nàng là công chúa Trường Lạc chơi rất thân với vua Cao tông. Võ hậu biết chuyện nên ghen tuông, đuổi vợ chồng công chúa khỏi triều. Đào Phi thì bị Võ hậu bắt giam và bỏ đói cho đến chết.
Nữ hoàng đế họ Võ luôn gắn liền với những câu chuyện tai ác.
Hoằng oán giận và trách mẹ nhưng bị Võ hậu quở trách. Không lâu sau, trong một cuộc du ngoạn với cha mẹ, thái tử Hoằng đã đột tử vì ăn phải thức ăn có thuốc độc.
Hoàng tử Hiền, con trai thứ hai của Võ hậu được lập làm thái tử. Khôn ngoan hơn thái tử Hoằng, Hiền luôn giữ một khoảng cách với mẹ, không ăn cơm chung với bà và cũng ít khi qua Lạc Dương thăm bà. Võ hậu biết được nên rất tức giận, truất ngôi thái tử của Hiền và đày đi Tứ Xuyên. Sau đó bà sai người đến Tứ Xuyên bắt Hiền nhốt vào phòng kín và buộc chàng tự treo cổ.
Võ hậu đã lần lượt hại chết 3 người con trai ruột của mình.
Hoàng tử Triết, con trai thứ ba của Võ hậu được lập làm thái tử. Năm 683, vua Cao tông băng hà, hưởng dương 55 tuổi. Lý Triết lên nối ngôi, tức vua Đường Trung tông. Nhưng chưa đầy hai tháng, Võ hậu lại phế Trung tông xuống làm Lư Lăng vương và đày đi Phòng Châu, chỉ vì một câu nói thiếu suy nghĩ của Triết.
Tháng 2 năm 684, hoàng tử thứ tư và cuối cùng là Lý Đán (phụ vương của Đường Minh Hoàng sau này) được đưa lên làm vua tức Đường Duệ tông, nhưng mọi việc chính sự đều do Võ hậu quyết.
Võ Tắc Thiên đã chính thức lên nắm quyền lực, xóa sổ nhà Đường.
Tất cả bốn con trai của bà (Hoằng, Hiền, Triết, Đán) đều bị loại khỏi vũ đài chính trị. Giờ đây, bà nắm trọn quyền trong tay và muốn trở thành chúa tể nước Trung Hoa.
Đánh ghen với nữ quan
Thượng Quan Uyển Nhi được Võ Tắc Thiên giao nhiệm vụ cai quản các văn thư trong hoàng cung và ngoài triều đình. Bấy giờ, người tình Trương Xương Tôn tuy hầu hạ Võ Tắc Thiên nhưng lại có tư tình với Uyển Nhi và bị bắt gặp.
Vết sẹo trên chán Uyển Nhi giúp tạo nên trào lưu trang điểm độc đáo cho cung tần mỹ nữ thời Đường.
Tức giận, Võ Tắc Thiên đã ném cái bát vào giữa trán Uyển Nhi (một thuyết khác là Võ Tắc Thiên sai người dùng dao rạch), tạo thành một cái sẹo lớn chính giữa trán.
Vết sẹo ngược lại đã khiến Thượng Quan Uyển Nhi trở nên xinh đẹp hơn. Các tiểu thư, phi tần trong cung đều bắt chước vẽ chấm đỏ hoặc hình hoa mai vào giữa trán, trở thành trào lưu trang điểm thịnh hành dưới triều nhà Đường.