Năm 220, Lưu Bị thất thủ Kinh Châu, thiên hạ chia thành ba phần rõ rệt. Đa phần đều cho rằng, đây là cơ hội tốt để Tôn Quyền kết hoa giăng đèn, khoác áo hoàng bào xưng đế một phương. Vậy mà đến tận năm 229, Tôn Quyền mới chính thức xưng đế, rời đô xây đại nghiệp. Ảnh minh họa chân dung Lưu Bị.
Trong tác phẩm kinh điển “Tam Quốc diễn nghĩa”, trong các nhân vật chính thì Tôn Quyền được khắc họa không mấy thành công. Tôn Quyền không có được cá tính hoặc tài năng nổi trội như Lưu Bị và Tào Táo, cũng không có được khí khái anh hùng. Đại nghiệp của ông khiến cho người đọc cảm thấy phần nhiều do may mắn. Ảnh minh họa chân dung Tôn Quyền.
Thực ra, nhân vật lịch sử Tôn Quyền cũng không thừa hưởng được sự dũng cảm cương nghị của cha, không có được nhuệ khí như anh trai Tôn Sách, không có được sự gian hùng ngang dọc Nam Bắc mà lại tài hoa văn chương như Tào Tháo, không được như Lưu Bị khi lập đại nghiệp trong loạn thế anh hùng. Điểm nổi bật duy nhất khiến Tôn Quyền không lẫn với ai đó chính là tướng mạo đặc biệt với mắt xanh ngọc bích và hàm râu tím. Ảnh minh họa chân dung Tôn Quyền.
Công bằng mà phán xét, trong thời loạn, một quân vương trong 24 năm đã xây dựng được đại nghiệp hưng thịnh, tạo thế vững vàng như long hổ ở Giang Đông thì Tôn Quyền đúng là một đại anh hùng có tài hoa chính trị phi phàm. Ảnh minh họa chân dung Tôn Quyền.
Ông kế thừa cơ nghiệp từ cha anh không hề phải kinh qua sự tôi luyện nơi sa trường ác liệt nhưng ông đã biết dùng những võ tướng, đại thần có năng lực làm kẻ tận trung với mình khiến cho Giang Đông trở thành vùng bảo địa hội tụ của các hiền tài trong thiên hạ. Ảnh minh họa chân dung Tôn Quyền.
Ông cũng là người dũng cảm khi bản thân thực sự không có tài năng quân sự nhưng lại dám tin tưởng giao cho Chu Du, Lã Mông, Lục Tốn quyền thống soái quân đội cực lớn. Đó chính là cái tài của người làm chính trị. Ảnh minh họa chân dung Chu Du.
Ông hiểu rõ nhất những nhân tài này nhất mực trung thành với mình. Chu Du và Lục Tốn tình như anh em ruột, Lã Mông và Lục Tốn lại do chính tay ông đề đạt nâng đỡ, họ đều là những người nợ ân tình thâm sâu với Tôn Quyền, nay lại được trọng dụng nên khó mà tạo phản. Chính nhờ sự trợ giúp hết lòng của những anh tài này mà Tôn Quyền mới có thể hùng cứ tại Giang Đông. Ảnh minh họa chân dung Lã Mông.
Xét từ góc độ lịch sử, hàng loạt các quyết định và hành động của Tôn Quyền đã chứng tỏ rằng ông ta chính là một hào kiệt trong thời loạn lạc. Ngay đến Tào Tháo, Lưu Bị người gian xảo kẻ dũng mãnh nhưng cũng không thể ngờ được rằng thất bại thê thảm nhất cuộc đời họ chính là để Tôn Quyền - một kẻ vãn bối vốn không được đánh giá cao đã xưng vương một cõi. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.
Tôn Quyền khéo léo, biết khuất phục cũng biết vươn mình, đầy khí khái của một đấng đại trượng phu. Trước khi xưng đế, ông đã làm chư hầu cho Ngụy. Tuy một số người coi ông là kẻ mặt dày vô xỉ, nhưng thực chất đây chính là mưu kế chính trị cao siêu của ông ta. Giữa buổi loạn lạc, Tôn Quyền vì muốn tránh nguy cơ rơi vào cạm bẫy trong trận chiến giữa hai bên trong việc tranh giành Kinh Châu nên đã chịu nhục trong vòng gần 10 năm để làm thần cho Ngụy. Ảnh minh họa chân dung Tôn Quyền.
Thực ra sự đầu hàng này chỉ là danh nghĩa, trên thực tế Tôn Quyền không hề chịu sự điều khiển của Tào Tháo về chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Năm 24 Kiến An tức năm 219, Tôn Quyền sau khi giết chết Quan Vũ. Nguyên niên Hoàng Sơ tức năm 220, Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, Tôn Quyền ngay lập tức cống tiến để biểu thị thần lễ. Năm thứ hai Hoàng Sơ, Tôn Quyền lại tiếp tục cử sứ giả đến xưng thần. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ.
Tào Phi không bằng lòng với mối quan hệ nước chư hầu hữu danh vô thực nên đã yêu cầu Tôn Quyền đưa con trai đến làm con tin để biểu thị sự trung thành với nước Ngụy. Tôn Quyền không muốn để con trai mình làm con tin lại không muốn rơi vào ranh giới giữa cuộc chiến hai miền Nam Bắc nên đành phải tìm cách trì hoãn. Ảnh minh họa chân dung Tào Phi.
Năm thứ ba Hoàng Sơ, Tào Phi cuối cùng không chịu nổi Tôn Quyền đã cho ba đại quân xuống phía Nam phạt Ngô. Lúc này tướng Lục Tốn của Tôn Quyền vừa đại phá Lưu Bị giành chiến thắng ở trận chiến Di Lăng, giải quyết được sự uy hiếp từ phía Tây. Thừa thế xông lên, Tôn Quyền lập tức phản kháng lại Tào Phi, mối quan hệ chư hầu giữa Ngụy Ngô chính thức tan vỡ. Ảnh minh họa chân dung Lục Tốn.
Tôn Quyền cuối cùng cũng đăng cơ hoàng vị, chính thức xây dựng nước Ngô. Trong thời gian chấp chính, ông cử người vượt biển. Ông cho thiết lập nông quan, thực hiện chính sách đồn điền, phát triển kinh tế, phát triển mở rộng lãnh thổ đến Giang Nam và một lần nữa ông lại thể hiện được tài năng trị quốc vượt bậc. Ảnh minh họa chân dung Tôn Quyền.
Đối với bất cứ một nhân vật lịch sử nào, đều cần phải nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan. Tuy cuối đời Tôn Quyền tự dưng trở nên ngờ vực đa nghi, giết người vô độ, đưa chính cục của Đông Ngô vào thế hỗn loạn, nhưng tổng thể mà nói Tôn Quyền vẫn được coi là một đời anh hào, một chiến lược gia chính trị kiệt xuất trong lịch sử của Trung Quốc. Ảnh minh họa chân dung Tôn Quyền.