Chúng ta thường nghĩ rằng những con rắn đực đóng vai trò chi phối trong quá trình giao phối, trong khi rắn cái phần lớn là thụ động. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đi đến khẳng định, suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Những màn trăn, rắn ăn thịt bạn tình sau khi giao phối gần đây đã chứng minh, trăn, rắn cái có hành vi đáng kinh ngạc, chúng thực sự có sở thích ăn thịt bạn tình sau khi cả hai trải qua những giây phút mặn nồng. (Nguồn Sina)
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng trong thời gian tán tỉnh và giao phối, rắn cái có địa vị thấp hơn, là cấp dưới của con đực. Thậm chí còn có người nhận định rằng rắn cái hoàn toàn không có tiếng nói trong quá trình giao phối. Tuy nhiên, trên thực tế, rắn cái chiếm thế thượng phong khi yêu đương, chúng có thể kiểm soát được những con rắn đực và trong nhiều trường hợp, rắn cái thực sự đã giết chết và ăn thịt con rắn đực sau khi giao phối. (Nguồn Sina)
Đối với các loài động vật khác như thằn lằn, chim và động vật có vú, con đực thường có cơ thể thường lớn hơn để bảo vệ lãnh thổ và cạnh tranh đối với các con đực khác. Nhưng ở loài rắn, những con đực không có loại hành vi này, chúng không có lãnh thổ cố định, trong quá trình tán tỉnh, cạnh tranh cũng chỉ đơn giản là chèn lấn hoặc lẩn tránh đối thủ. Chính vì thế, những con rắn đực thường nhỏ hơn rắn cái, không chiếm được ưu thế về thể lực. (Nguồn Sina)
Kỳ lạ là, rắn đực có xu hướng tìm những con rắn cái lớn để giao phối. Có lẽ vì những con rắn cái có khả năng sinh sản thế hệ sau tốt hơn. Tuy vậy, các nhà khoa học bối rối trong việc giải thích cách thức mà rắn đực tìm được rắn cái ưng ý. Như chúng ta đã biết, thị lực của rắn cực kỳ yếu, không rõ bằng cách nào, chúng có thể xác định được từ xa con cái có kích thước lớn để tiến hành chiến dịch tán tỉnh, giao phối. (Nguồn Sina)
Theo một số nhà nghiên cứu, họ tin rằng các pheromone (những chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài) được giải phóng qua nước mắt của rắn cái sẽ thu hút rắn đực, kích thích con đực động dục và các pheromone này có thể mang thông tin về hình dạng, kích thước của rắn cái. (Nguồn Sina)
Trong tự nhiên, hiện tượng một con rắn cái giao phối với nhiều con rắn đực rất phổ biến. Tuy nhiên, thực sự nó không hề đơn giản. Có rất nhiều con rắn đực cùng ưng ý một con rắn cái sẽ dẫn đến những cuộc cạnh tranh tàn khốc. (Nguồn Sina)
Theo ghi nhận, tại khu vực Interlaken Manitoba, Canada, đến mùa giao phối, một con rắn cái có thể bị hơn 100 con rắn đực để ý và có ý muốn giao phối. Chúng sẽ tạo thành một "quả bóng giao phối" và trong thời gian cao điểm, có nhiều "quả bóng" như thế tụ tập với nhau, tạo thành cảnh tượng gây ác mộng kinh hoàng đối với những người sợ rắn. (Nguồn Sina)
Trước mắt, các nhà khoa học chỉ ghi nhận hành vi ăn thịt con đực sau khi giao phối ở rắn, họ vẫn chưa tìm ra được cách thức tuyển chọn bạn đời của rắn cái. Theo nhiều người, con rắn đực giành được quyền giao phối với rắn cái không phải là con rắn đực mạnh nhất, lớn nhất mà là kẻ theo đuổi dai dẳng nhất, bền bỉ nhất. (Nguồn Sina)