Hóa ra mẫu vật khủng long mà 30 năm nay các nhà khoa học vẫn nghĩ là loài Massospondylus lại thuộc chi hoàn toàn khác.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một loài khủng long mới, bằng việc nghiên cứu lại bộ xương khủng long được trưng bày trong Bảo tàng Nam Phi suốt 30 năm qua.
Ảnh: Mẫu vật loài Ngwevu intloko, có nghĩa là “Sọ xám”. Nguồn: theguardian.com
Bộ xương hóa thạch này được thu thập từ một trang trại ở khu vực Fouriesburg ở Free State, Nam Phi, vào năm 1978 và đã nằm trong bộ sưu tập tại Viện Nghiên cứu Tiến hóa (ESI), trực thuộc Đại học Witwatersrand ở Johannesburg cho đến nay. Ban đầu mẫu vật này bị xác định nhầm là thuộc loài Massospondylus, một trong những loài khủng long đầu tiên được đặt tên và rất phổ biến ở Nam Phi.
Nhưng việc phân tích chi tiết về bộ xương 200 năm tuổi, bao gồm hộp sọ gần như toàn vẹn, đã khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng đây không chỉ là một loài mới mà còn thuộc về chi hoàn toàn khác. Paul Barrett và nghiên cứu sinh Kimberley Chapelle tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (London) đã xác định được loài mới sau khi so sánh bộ xương hóa thạch này với một loạt các mẫu vật khác ở bảo tàng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PeerJ.
Được đặt tên là Ngwevu intloko, có nghĩa là “Sọ xám”, sinh vật này dài khoảng 4m, tính từ đầu mõm đến cuối đuôi, và nặng khoảng 300kg. Nó đi bằng hai chân sau và có thân hình, cổ dài, thon và hộp sọ nhỏ. Mặc dù chủ yếu là loài ăn thực vật, Ngwevu có thể cũng săn bắt một số con thú nhỏ khi có cơ hội. Loài khủng long này dường như đã trưởng thành hoàn toàn và được khoảng 10 tuổi khi nó chết. Ngwevu thuộc một quần thể khủng long sơ khai đa dạng có liên quan đến loài khủng long ăn cỏ khổng lồ, và sống trong thế giới dương xỉ, cây lá kim. Trong tất cả các loài săn mồi mà nó phải coi chừng, loài Dracovenator ăn thịt là đáng sợ nhất.
Nguồn: https://www.theguardian.com/science/2019/aug/05/new-dinosaur-found-hiding-in-plain-sight-in-south-african-museum