Các nhà khoa học đã phân tích DNA từ các mẫu xương 50,000 năm tuổi trong một hang động ở Siberia được cho là của một bé gái 13 tuổi sống vào khoảng 50,000 năm trước. Đặc biệt hơn, đây là trường hợp đầu tiên phát hiện con lai từ hai chủng người cổ đại Neanderthal và Denisovan.
Các nhà nghiên cứu đều đã biết rằng đã có sự phối ngẫu diễn ra giữa hai họ người đã tuyệt chủng này. Tuy nhiên, cô gái chủ nhân của bộ xương, còn được gọi là Denisova 11, lại là trường hợp con lai đầu tiên được phát hiện.
Các phân tích di truyền tiết lộ cô bé thừa hưởng 38.6% gene ti thể của người Neanderthal và 42.3% gene của người Denisova. Theo báo cáo trên tạp chí Nature của Viviane Slon thuộc Viện nghiên cứu Nhân chủng học Tiến hóa Marx Planck (Đức), điều này có nghĩa là người mẹ của cô gái thuộc chủng người Neanderthal, còn gene Denisova là từ người cha. Tuy nhiên, dù người cha mang gene Neanderthal, nhưng người Neanderthal đã tuyệt chủng từ 300 đến 600 thế hệ trước khi người cha ra đời.
Các di chỉ dù được tìm thấy ở Siberia, nhưng so với những người khác cùng sống trong hang, DNA Neanderthal của cơ thể chủ lại gần hơn với gene của người Neanderthal Tây Âu ở Hang Vindija (Croatia) – cách hang động nơi tìm thấy bộ xương hàng ngàn kilomet. Phát hiện này gợi ý rằng những người Neanderthal ở phương đông đã di tản sang tây Âu vào khoảng 90,000 năm về trước, hoặc đã bị những người phương Tây đã đánh bại và di cư về phía đông tới Siberia rồi dần thế chỗ cộng đồng người Neanderthal ở đây.
Các nhà khoa học cho biết cần thử nghiệm thêm mẫu DNA từ người Neanderthal châu Âu để xác định xem giả thiết này có thật sự đúng hay không.
Nguồn: https://www.sciencenews.org/article/meet-first-known-child-neandertal-and-denisovan?tgt=nr
Phạm Nhật theo Science News