Chúng còn được gọi là “quái vật khổng lồ”, và ngày xưa, các thủy thủ cổ đại đã từng sợ hãi, vì dáng vẻ to lớn kỳ lạ của những sinh vật khổng lồ dưới đáy biển sâu này.
Nhưng trong khi cá mập phơi (tên khoa học là Cetorhinusmaximus) có lẽ là loài cá lớn thứ hai ngoài đại dương, những sinh vật khổng lồ hiền lành này không phải là loài thú ăn thịt đáng sợ mà là loài ăn sinh vật phù du dễ bị tổn thương – và bất chấp kích cỡ khổng lồ của chúng, vẫn còn rất nhiều điều ta chưa biết về chúng.
Nhà hải dương học Alexandra Rohr đến từ đơn vị nghiên cứu của Pháp APECS – nghiên cứu bộ cá nhám – giải thích với AFP: "Đó là loài cá mập còn rất bí ẩn".
Rohr và các nhà nghiên cứu đồng nghiệp đang theo dõi những con vật phơi nắng đồ sộ này – gọi vậy vì chúng có xu hướng thi thoảng nán lại ở những vùng nước ấm hơn trên bề mặt – nhằm nỗ lực tìm hiểu nhiều hơn về quần thể, đặc điểm di trú, và tập tính sinh dục của chúng.
Khi không phơi nắng trong những tháng mùa hè, những sinh vật khổng lồ này (chiều dài có thể phát triển tới hơn 10m) có thể biến mất vào vùng nước sâu vài tháng liền trước khi lại nổi lên mặt nước, bơi ở độ sâu khoảng 900m.
Trong những lần lặn ngoạn mục này, bộ phát tín hiệu được gắn vào lũ cá mập sẽ ghi lại những chuyển động dưới nước của chúng nhiều tháng liên tiếp, rồi sau đó truyền thông tin tới vệ tinh khi lũ cá mập bơi lên mặt nước sưởi nắng.
Ngư dân Alain Quemere, người đã chạm trán một con cá mập phơi ngoài khơi Brittany ở phía tây bắc nước Pháp, nói với AFP: "Tôi đã thấy đầu vây của nó. Có một khoảnh khắc nó sượt qua mũi tàu, khiến tôi quá ngạc nhiên và phát ra tiếng cười khoái chí vì tàu của tôi chỉ dài 5,5m, còn con cá mập dài tới 8m".
Nhờ có những lần chứng kiến được các thủy thủ, thợ lặn, và những người khác đi tàu báo lại như vậy, các nhà nghiên cứu của APECS mới có cơ hội gắn bộ phát tín hiệu cho những con cá mập khổng lồ này, với mỗi mẫu vật mang tới thông tin quý giá về hoạt động của chúng ngoài đại dương.
Một nhận thức từ dự án này là xác định loài cá mập phơi thật sự di trú như thế nào. Một con cái được giám sát trong nghiên cứu đã bơi từ Scotland tới Quần đảo Cannary, sau đó tới Vịnh Biscay, chỉ trong chưa đầy một năm.
Theo AFP đưa tin, bảy con cá mập phơi đã được gắn bộ phát tín hiệu từ năm 2016, và dù người ta hiếm khi trông thấy chúngtrong khu vực– nhất là vào mùa đông – mỗi lần một con cá mập trong số này nổi lên mặt nước là một cơ hội cho chúng ta tìm hiểu thêm một chút về chúng.
Vì đánh bắt quá mức, những sinh vật khổng lồ hiền lành này hiện đã bị xếp vào hàng sắp nguy cấp trong Sách Đỏ về Các loài Bị đe dọa IUCN, và nếu chúng ta có thể bắt đầu hiểu biết nhiều hơn về hành vi bí ẩn của chúng, ta sẽ có thể bảo vệ và bảo tồn số lượng còn lại của loài này.
Thợ lặn Frederic Bassemayousse, người đã trông thấy cá mập phơi ba lần, phát biểu với AFP: "Bạn sẽ cảm thấy như đã trông thấy một ông già thông thái. Nó rất đẹp".