Hai nhóm nghiên cứu làm sáng tỏ bí ẩn về thảm họa gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt của loài khủng long 66 triệu năm trước. Các núi lửa phun trào có thể đã quét sạch khủng long trước khi thiên thạch đến, nghiên cứu cho thấy.

Các vụ phun trào núi lửa phun ra khí biến đổi khí hậu vào khí quyển có thể đã tiêu diệt loài khủng long từ lâu trước khi một tiểu hành tinh va chạm với Trái đất.

Đó là theo nghiên cứu mới đây - nỗ lực mới nhất nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân bí ẩn về sự biến mất của loài bò sát thời tiền sử khỏi hành tinh sau khi chúng đã sinh sống trên Trái đất hàng triệu năm.

Các nhà khoa học vẫn không chắc chắn nguyên nhân nào dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long

Sự tuyệt chủng của loài khủng long xảy ra cách đây 66 triệu năm, có lẽ là sự kiện nổi tiếng nhất trong số 5 vụ tuyệt chủng hàng loạt xảy ra trên hành tinh. Nhưng cho đến nay những hoàn cảnh xung quanh nó vẫn còn bí ẩn.

Trong khi việc phát hiện ra miệng hố Chicxulub ở Caribbean dường như đã xác nhận rằng tác động của một tiểu hành tinh khổng lồ đã đặt dấu chấm hết cho số phận loài khủng long, thì cánh đồng dung nham rắn Deccan Flats khiến câu chuyện trở nên khó hiểu.

Với độ dày hơn 2 km ở một số nơi, những bãi đá này ở Ấn Độ là bằng chứng của rất nhiều hoạt động núi lửa diễn ra cùng khoảng thời gian với thiên thạch.

Chìa khóa để hiểu liệu núi lửa hay thiên thạch là nguyên nhân chính cho sự tuyệt chủng hàng loạt là phải xác định được thời gian chính xác của các vụ phun trào so với thời gian xảy ra va chạm với thiên thạch.

Bằng cách sử dụng uranium và chì trong các khoáng chất từ magma hóa rắn, các nhà khoa học đã xác định được bốn sự kiện núi lửa khổng lồ bắt đầu từ hàng chục ngàn năm trước khi thiên thạch rơi xuống.

Mỗi lần hoạt động núi lửa kéo dài khoảng 100.000 năm, những vụ nổ này sẽ thổi ra một lượng lớn khí nhà kính làm thay đổi khí hậu, có khả năng gây ra làn sóng tuyệt chủng hàng loạt đầu tiên.

Trong thời kỳ này, nhiệt độ tăng khoảng 8 độ C do các khí này được bơm vào khí quyển.

Những kết quả nghiên cứu mới đã được công bố bên cạnh một nghiên cứu có kết luận hơi khác trrên cùng một số của tạp chí Science.

Việc xác định niên đại đá bazan ở Deccan Flats của nghiên cứu này cho thấy hầu hết các vụ phun trào diễn ra sau khi thiên thạch đến và có lẽ các vụ phun trào đã được kích hoạt bởi siêu động đất sau tác động.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Courtney Sprain, nhà địa chất học tại Đại học Liverpool, người đứng đầu nghiên cứu thứ hai, cho biết điều này không có nghĩa là núi lửa không có vai trò gì trong sự tuyệt chủng của loài khủng long.

Nhóm nghiên cứu cho rằng thay vì nổ ra khi núi lửa bùng phát, các khí đã rò rỉ ra dần dần trong những năm trước các vụ phun trào.

Trong khi vẫn khó để có một câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi về cái gì đã giết chết khủng long, thì Tiến sĩ Sprain và các đồng nghiệp của cô cho rằng đó có thể là kết hợp từ cả hai nguyên nhân: từ núi lửa và thiên thạch.

Sự nóng lên nhanh chóng của khí hậu Trái đất có thể khiến các sinh vật thích nghi với cuộc sống trong điều kiện nóng bức, nhưng sau đó các sinh vật này lại phải đối mặt với khí hậu lạnh đi nhanh chóng sau khi bụi từ tác động của thiên thạch che khuất mặt trời.

Nguồn: