Mặc dù hầu hết các loài rắn không chủ động tấn công con người nhưng bạn vẫn cần có kiến thức nhất định để bảo vệ bản thân và gia đình.

Đặc điểm sinh học và tập tính

Rắn là tên gọi chung của nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân thân hình tròn dài. Giống như các loại động vật có vảy khác, rắn là động vật có xương sống, không có mí mắt và tai ngoài.

Phần quai hàm có cấu tạo linh động giúp chúng có thể nuốt những con mồi to lớn hơn nhiều so với đầu của mình.

Rắn săn mồi bằng 2 cách, dùng nọc độc làm tê liệt con mồi (ở rắn độc) và quấn xiết con mồi (ở rắn không có độc). Tuy nhiên đa số các loài rắn không có độc, chúng thường tránh xa con người và chỉ tấn công khi bị khiêu khích.

Do không có chân nên chúng di chuyển chủ yếu theo hình thức bò trườn. Các kiểu di chuyển cũng rất đa dạng như sóng ngang, uốn lượn nghiêng hoặc bơi,…Nọc độc ngoài chức năng săn mồi còn là vũ khí tự vệ của rắn.

Rắn có thể tìm thấy ở mọi châu lục (ngoại trừ Châu Nam Cực) và mọi địa hình, thậm chí trong lòng đại dương hay những nơi có độ cao tới 4900 mét.

Phân loại

Trên 20 họ rắn với 500 chi bao gồm 3400- 3550 loài rắn trên khắp thế giới cho thấy sự thích nghi và phát triển tuyệt vời của loài này.

Do sự đa dạng này, chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới những loài có độc hay không có độc thường gặp tại Việt Nam.

Cách nhận biết chủ yếu dựa vào đặc điểm bên ngoài như màu sắc, hình dáng đầu và cơ thể, cấu tạo răng, theo đó tại Việt Nam có 2 họ rắn cực độc là hổ mang và rắn lục.

Nếu bị cắn hãy quan sát vết cắn để xem có phải rắn độc không nhé!
Nếu bị cắn hãy quan sát vết cắn để xem có phải rắn độc không nhé!

HỌ RẮN LỤC

1. Rắn lục sừng

Có 2 chiếc sừng nhô lên 2 hốc mắt nên được mệnh danh là “quỷ Satan”. Chúng chỉ xuất hiện ở vùng núi cao Việt Nam (chưa thấy xuất hiện ở nơi khác trên thế giới).

Rắn lục sừng có giá trị cao về khoa học và rất hiếm (có trong sách Đỏ Việt Nam).

2. Rắn lục đuôi đỏ

Thuộc loại độc nhất trong họ này, chúng có màu xanh lá và phần đuôi màu nâu đỏ. Chúng là loài duy nhất trong họ đẻ con, khi đó rắn lục đuôi đỏ vô cùng hung dữ và nọc độc tập trung rất cao.

3. Rắn lục Vongen.


.

Đặc điểm: Thân màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn, là loài vô cùng độc và nguy hiểm

4. Rắn lục đầu bạc

Đặc điểm: Đầu có màu trắng với 2 đường sọc đen.

5. Rắn chàm quạp (khô mộc xà)

Đặc điểm: Có những hoa văn hình tam giác trên lưng.

6. Rắn lục Trùng Khánh

Màu sắc mặt lưng, đầu của con đực và cái tương tự nhau có màu nâu xám nhạt. Chúng sống ở độ cao 500 – 700m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới

HỌ RẮN HỔ

Cần lưu ý là trong họ này cũng có những loài rắn không có độc. Các loài có độc trong họ này gồm:

1. Rắn hổ mang chúa (rắn hổ mây)

Là vua của họ rắn hổ với tốc độ di chuyển và khả năng săn mồi cự phách.

Đầu của rắn hổ mang chúa và phần lưng thường có màu nâu xám hoặc màu đen. Phần dưới bụng của loài này có màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Chúng có 2 vảy lớn trên đỉnh đầu và mắt lồi to

2. Rắn hổ đất (hổ mang mắt kính)

Khi rắn bạnh cổ, trên cổ ở mặt lưng có một vòng tròn màu sáng (mắt kính), ở hai bên có 2 dải màu trắng (gọng kính). Chính giữa “mắt kính” có một vết màu nâu đen.

Một hoặc cả hai “gọng kính” có thể bị tiêu giảm nhiều hoặc ít. Mặt bụng phần cổ có một dải rộng sẫm màu nằm ngang. Lưng thường có màu nâu sẫm hay vàng lục thường có những vạch ngang nhỏ hơi sáng.

3. Rắn cạp nong (rắn mai gầm)

Đây là loài rắn độc cỡ tương đối lớn, thường dài trên 1m. Đầu lớn và ngắn, ít phân biệt với cổ, mắt tương đối nhỏ và tròn, thân thường nặng nề, đuôi ngắn, mút đuôi tròn, giữa sống lưng có một gờ dọc rất rõ.

Hàng vảy sống lưng hình sáu cạnh, lớn hơn vảy bên. Thân có khoanh đen và khoanh vàng xen kẽ, các khoanh xấp xỉ bằng nhau

4. Rắn cạp nia

Phần lớn các loài rắn này có lớp vảy trơn và bóng được sắp xếp thành các khoang đậm màu, bao gồm các khoang đen và khoang màu sáng xen kẽ.

Điều này giúp chúng ngụy trang khá tốt tại môi trường sinh sống của chúng tại các đồng cỏ và các cánh rừng có nhiều bụi rậm.

Các vảy dọc theo sống lưng có hình lục giác. Đầu thon mảnh và các mắt có con ngươi tròn. Chúng có tiết diện ngang hình tam giác và phẳng ở phần lưng-hông. Đuôi hẹp dần thành điểm nhọn.

5. Rắn hổ mèo

Đầu thuôn dài phân biệt rõ với cổ. Khi tức giận cổ phình to theo chiều trước sau chứ không bạnh sang hai bên như rắn hổ mang.

Lưng màu xám nâu từ nửa thân phía sau đến mút đuôi, có những đường màu đen kích thước không đều chạy ngang thân.Bụng màu vàng, bờ sau các tấm vảy bụng và những tấm vảy dưới đuôi có viền đen. Đầu màu xám nâu.

Nếu trang bị những kiến thức nhằm giúp phân biệt các loại rắn, bạn sẽ giúp cho gia đình và người thân cũng như chính mình tránh được những tai nạn đáng tiếc.