Vùng biển Florida (Mỹ) từng nổi tiếng vì có quần thể san hô thuộc loại lớn nhất thế giới nhưng phần lớn (gần 90%) đã biến mất kể từ thập niên 1980 do biến đổi khí hậu khiến nước biển ấm lên – gây axit hóa đại dương, ô nhiễm, dịch bệnh,…

Tổ chức bảo tồn Sea Base tại Islamorada thuộc quần đảo Florida Keys cùng các hướng đạo sinh đang nỗ lực nhằm làm thay đổi điều này.

San hô là loại động vật biển có họ với sứa và hải quỳ. Cấu trúc cơ thể đơn giản của chúng, được gọi là polyp (khối), có cấu tạo bao gồm miệng, dạ dày và các xúc tu; nhiều polyp tập hợp với nhau thành từng nhóm lớn, đôi khi lên tới cả triệu cá thể, tạo nên cấu trúc bảo vệ rất chắc chắn là “rạn” (reef).

San hô là loại động vật biển có họ với sứa và hải quỳ. Cấu trúc cơ thể đơn giản của chúng, được gọi là polyp (khối), có cấu tạo bao gồm miệng, dạ dày và các xúc tu; nhiều polyp tập hợp với nhau thành từng nhóm lớn, đôi khi lên tới cả triệu cá thể, tạo nên cấu trúc bảo vệ rất chắc chắn là “rạn” (reef).

Năm 2019, Sea Base đã hợp tác với một số cơ sở nghiên cứu khoa học và cơ quan chính phủ để xây dựng một trại ương trên đất liền, bao gồm 19 bể nuôi và nhân thành công 7.000 nhánh san hô từ 224 mảnh rời rạc ban đầu bằng quy trình “phân đoạn vi mô” (micro-fragmentation) – dựa trên cơ chế tự tìm cách chữa lành của san hô khi bị phân đoạn (cắt ). Về cơ bản, các nhân viên Sea Base sẽ thực hiện phân đoạn san hô thành nhiều mảnh nhỏ để kích thích sự phát triển của chúng trong điều kiện được kiểm soát (nước sạch, tránh xa mầm bệnh và những loài săn mồi) với tốc độ nhanh gấp 25 – 40 lần tự nhiên. Kỹ thuật này hiệu quả đối với cả san hô dạng nhánh, hình não bộ, đá tảng và sao. Với cơ sở vật chất sẵn có, Sea Base hoàn toàn đủ năng lực để ương khoảng 10.000 nhánh san hô một năm.

Tuy nhiên, công việc này đã không thể diễn ra suôn sẻ nếu thiếu sự trợ giúp tích cực của các hướng đạo sinh đến từ Richland, tiểu bang Washington, trong những chuyến trải nghiệm chăm sóc san hô.

“Chúng em được chiêm ngưỡng san hô ở các giai đoạn phát triển khác nhau trong vòng đời của chúng. Công việc di chuyển san hô từ bể này sang bể khác thật sự hết sức thú vị,”thiếu sinh Emma Miller (14 tuổi) – thuộc lớp Nhất, Đoàn Hướng đạo số 2 – chia sẻ. Em cùng bạn bè được giao nhiệm vụ phân đoạn san hô thành các mảnh có kích thước chỉ 1 cm2 rồi gắn chúng lên những chốt cắm làm bằng sứ. Sau 4 – 12 tháng, các mảnh san hô có thể đạt kích thước gấp đôi, sau đó lại tiếp tục được phân mảnh hoặc cấy lên những rạn san hô đã chết ngoài biển. Các hướng đạo sinh sẽ phải ngụp lặn cách bờ 1 – 6 dặm bằng bình dưỡng khí. Với sự hướng dẫn của nhân viên Sea Base, họ sẽ lặn sâu khoảng 30m để chải sạch tảo bám trên những nhánh san hô tại vườn ương, sau đó đưa chúng tới gắn vào rạn bằng nhựa epoxy chuyên dụng. Chúng được kỳ vọng sẽ sinh trưởng tốt và tồn tại cả trăm năm ở đó.

Các hướng đạo sinh đang thực hiện phân đoạn san hô.

Các hướng đạo sinh đang thực hiện phân đoạn san hô.

Chải sạch tảo bám trên thân san hô.

Chải sạch tảo bám trên thân san hô.

Nhưng cả ngày ngụp lặn là chưa đủ để thỏa mãn trí tò mò cùng niềm yêu thích khám phá của các hướng đạo sinh này. Giống như những chuyến “lên đường” khác, họ còn tham gia vào rất nhiều hoạt động thú vị như khảo sát đời sống sinh vật biển, dọn rác trên bãi biển, câu cá ngoài khơi, gắn thẻ chip theo dõi cá mập và cá heo, chèo thuyền kayak, lướt ván, …

.

Abigail Lightfoot (15 tuổi) rất thích câu cá. “Em bắt được một con cá nóc. Thật tuyệt vời!”.

Abigail Lightfoot (15 tuổi) rất thích câu cá. “Em bắt được một con cá nóc. Thật tuyệt vời!”.

Và còn rất nhiều điều bất ngờ khác đang chờ đón họ. “Một đàn cá heo bất chợt xuất hiện, tiến lại gần và lướt trên mặt biển cùng tàu của chúng em,” thiếu sinh Aubrey Brandstetter (14 tuổi) thuật lại.

Cá heo

Cá heo

Trong trường hợp thời tiết không ủng hộ, các nhân viên Sea Base sẽ tổ chức những hoạt động thay thế khác cho họ như tham quan cơ sở cứu hộ rùa biển,… “Nhưng bạn nhớ mang theo kem chống nắng nhé,” Emma nói.

Chèo thuyền kayak

Chèo thuyền kayak

.


Bên dưới mặt biển là cả một thế giới muôn màu, nơi mà hơn 1 triệu loài sinh vật gọi đó là nhà. Thiếu sinh Celeste Blair (14 tuổi) cho biết “trải nghiệm mà em có được là hoàn toàn khác so với ở bể bơi hay trong hồ nước.” Các rạn san hô bao phủ chưa tới 1% diện tích đáy đại dương, nhưng khoảng ¼ số lượng sinh vật biển phải dựa vào chúng để kiếm ăn và nơi trú ẩn. Ngoài ra, san hô còn có công dụng bảo vệ bờ biển khỏi triều cường và nguy cơ xói lở. Vì thế, nỗ lực của những hướng đạo sinh trong bài là cực kỳ đáng trân trọng.


Hướng đạo là hoạt động hết sức có ý nghĩa, ra đời để bổ túc cho nền tảng giáo dục gia đình và học đường, giúp thanh thiếu niên rèn luyện tính khí, tính tháo vát, để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chuẩn bị trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự và hữu ích cho xã hội. Từ “đạo” mang nghĩa là “đường”, “hướng đạo” nghĩa là “dẫn đường” chứ không liên quan đến bất cứ tôn giáo nào.

Phong trào hướng đạo tại Việt Nam đã từng phát triển khá mạnh mẽ. Năm 1931 tại Hà Nội, Huynh trưởng Hoàng Đạo Thúy đã thành lập tổ chức Hướng đạo Việt Nam, là thành viên của Phong trào Hướng đạo Thế giới (World Organization of the Scout Movement), lấy ca khúc Hội ca Hướng đạo Việt Nam do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác làm bài hát truyền thống.

Từ lúc thành lập, Hướng đạo Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, thu hút rất đông những nhân vật có vai trò và ảnh hưởng lớn đối với xã hội như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thanh Minh, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm, Trần Điền, Cung Giũ Nguyên,… Nhưng do thời cuộc và chiến tranh, Hướng đạo Việt Nam đã bị đình chỉ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam vào năm 1954 và trên toàn cõi Việt Nam vào năm 1975.