Tổng số loài kiến đang sống trên toàn thế giới tại một thời điểm ước tính là từ 1 - 10 nghìn triệu triệu con.
Loài kiến là loài côn trùng có tập tính xã hội thuộc họ Formicidae. “Tổ tiên” của loài kiến có hình dáng giống như ong bắp cày, xuất hiện cách đây 110-130 triệu năm.
Có hơn 12,500 loài kiến đã được nhận dạng trong tổng số 22,000 loài kiến.
Nam Cực và một số hòn đảo xa xổi hẻo lánh là những nơi duy nhất không có bất kì một con kiến nào.
Tổng số kiến đang sống trên toàn thế giới tại một thời điểm ước tính là từ 1 - 10 nghìn triệu triệu con.
Kiến được cho là chiếm 25% tổng sinh khối của toàn bộ động vật trên cạn, tương đương với tổng sinh khối của toàn bộ loài người.
Kiến có kích thước dao động từ 0.75 mm - 52 mm.
Đa số kiến có màu đen hoặc màu đỏ. Một vài loài kiến có màu xanh hoặc màu kim loại.
Kiến có thể “chở” khối lượng lớn gấp 20 lần trọng lượng cơ thể nó.
Kiến chúa là kiến đầu đàn. Nó đẻ hàng ngàn quả trứng. Kiến đực có vai trò giao phối với kiến chúa. Những con kiến cái không có khả năng sinh sản chia thành kiến thợ và kiến lính có nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn, chăm sóc kiến chúa và kiến con, xây tổ, bảo vệ tổ và tấn công kẻ thù.
Kiến thợ kiếm mồi có thể đi xa tới 200m và tìm được đường trở về tổ bằng cách lần theo mùi hương của các con kiến khác lưu lại trên đường đi.
Chỉ có kiến cái chúa và kiến đực mới có cánh. Sau khi giao phối, kiến chúa bị rụng cánh và nó sẽ tìm một nơi thích hợp để bắt đầu xây tổ.
Kiến chúa có thể sống tới 30 năm - lâu nhất trong tất cả các loại côn trùng. Kiến thợ sống được từ 1-3 năm trong khi kiến đực chỉ sống được vài tuần.
Kiến có thể cắn hoặc đốt. Kiến đạn có nọc độc gây ra sự đau đớn hơn bất kì loài côn trùng nào. Mặc dù vậy, nọc độc của nó không gây chết người.
Theo Kiến thức